Việt Nam có thêm 5 kỷ lục thế giới

Năm kỷ lục thế giới của Việt Nam được công nhận lần này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việt Nam có thêm 5 kỷ lục thế giới

Tại chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 30 do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh tối 29/8, Đại hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới đã chính thức trao bằng công nhận kỷ lục thế giới cho 5 kỷ lục gia của nước ta.

Năm kỷ lục thế giới của Việt Nam được công nhận lần này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Lượng được công nhận kỷ lục là “Đạo diễn thực hiện nhiều bộ phim về biển đảo nhất”. Kỷ lục thế giới thứ 2 thuộc về Tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Tổng đại diện UNESCO phía Nam với kỷ lục “Âm nhạc CROR là dòng nhạc có nội dung sáng tạo mới lạ nhất”.

viet nam co them 5 ky luc the gioi hinh 0
5 kỷ lục gia nhận bằng công nhận kỷ lục thế giới của Đại hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới

Kế tiếp là 2 kỷ lục được trao cho ông Nguyễn Ngọc Khôi với “Bộ sưu tập Huân – Huy chương chiến tranh Việt Nam nhiều nhất” và bà Nguyễn Thị Nga với “Bộ sưu tập tiền cổ Việt Nam và thế giới nhiều nhất”. Kỷ lục thứ 5 thuộc về “Chiếc bánh xèo có kích thước lớn nhất” của Công ty Liên doanh Bột Quốc tế Intermix.

Bà Huỳnh Kim Chi, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Bột Quốc tế Intermix, đơn vị được xác lập kỷ lục “Chiếc bánh xèo có kích thước lớn nhất thế giới” cho biết: “Bánh xèo là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Nói đến Việt Nam là mọi người nhắc đến bánh xèo. Tôi muốn đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Hôm nay khi nhận bằng kỷ lục thế giới này tôi rất tự hào vì đã góp phần đưa món ăn Việt, ẩm thực Việt ra nước ngoài.”.

Cũng tại chương trình hội ngộ lần này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho 28 kỷ lục mới trên nhiều lĩnh vực như sưu tập, nhiếp ảnh, công trình sách, sở hữu trí tuệ…

Theo vov

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.