Việt Nam bác bỏ vu cáo của Trung Quốc

Đại sứ Lê Hoài Trung đã thông báo một cách đầy đủ với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ về tình hình căng thẳng hiện nay với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam bác bỏ vu cáo của Trung Quốc

Việt Nam bác bỏ vu cáo của Trung Quốc

Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ

Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển của Việt Nam cộng với những động thái gây hấn gần đây của nước này, đêm qua theo giờ Việt Nam, tại trụ sở LHQ (New York, Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ - đã có cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ (Khóa 68), ông John Ashe để tiếp tục trao đổi tình hình. 

Cùng ngày, Đại sứ cũng đã cuộc cuộc trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế tại LHQ bác bỏ những thông tin sai sự thật của Trung Quốc trong bản Tuyên bố kèm theo công hàm lần 2 mà Trung Quốc vừa gửi lên LHQ.

Sau cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết, ông đã thông báo một cách đầy đủ với Chủ tịch về tình hình căng thẳng hiện nay với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ đã bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông; đồng thời ủng hộ, hoan nghênh chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. 

Ông cũng cho rằng các bên liên quan không nên có các hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng. Chủ tịch Đại hội đồng cho biết, văn phòng của ông vẫn theo dõi sát sao diễn biến trên Biển Đông và rằng, ông luôn sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết căng thẳng.

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Lê Hoài Trung - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ cũng đã lên tiếng bác bỏ những thông tin sai sự thật không có cơ sở pháp lý quốc tế có trong bản Tuyên bố ngày 8/6 của Trung Quốc mà nước này vừa gửi lên LHQ.

Ngày 8/6, Trung Quốc đã gửi một công hàm lần 2 lên LHQ, kèm theo một Tuyên bố, trong đó nước này vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một công ty Trung Quốc trên biển.

Trong bản Tuyên bố, Trung Quốc ngang nhiên cho rằng, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động địa chấn, khảo sát địa chất trong khu vực này suốt 10 năm qua và hoạt động khoan dầu lần này là tiếp nối quá trình thăm dò bình thường của công ty Trung Quốc trên biển.

Những cáo buộc vô căn cứ của Trung Quốc đã gây ra những phản ứng trong giới báo chí tại LHQ. Và trong cuộc trả lời hãng tin AP và Nikkei vừa diễn ra, Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định đó không phải là hoạt động bình thường, mà là hoạt động trái phép, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết: “Trong bản Tuyên bố mới đây. Trung Quốc cho rằng việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam đó là hoạt động bình thường của một công ty trên biển và rằng, đó là hoạt động tiếp nối từ 10 năm nay. 

Tôi khẳng định, đó không phải là hoạt động bình thường. Việc họ làm 10 năm nay đều là những hành động trái phép. 10 năm làm trái phép thì có nghĩa rằng hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam hiện nay cũng hoàn toàn trái phép. 

Trung Quốc nói họ đã làm trước đó rồi, tại sao lần này Việt Nam lại phản đối mạnh mẽ thế. Tôi lại khẳng định tiếp rằng chúng tôi đã phản đối nhiều lần trước đó, dưới nhiều hình thức khác nhau bằng giao thiệp, gửi công hàm và cả phát biểu của người phát ngôn. 

Và lần này nghiêm trọng hơn, nên chúng tôi phản đối mạnh mẽ hơn. Rõ ràng là chúng tôi không hề gây hấn mà luôn muốn giải quyết những căng thẳng hiện nay thông qua đối thoại và hòa bình”.

Trao đổi với phóng viên VTV sau cuộc phỏng vấn, phóng viên tờ Nikkei của Nhật cho rằng cuộc phỏng vấn với Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã cho họ có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về thực tế đang diễn ra trên Biển Đông, cũng như quan điểm của Việt Nam về vấn đề này.

Phóng viên Jamie Kalliongis - Thường trú báo Nikkei tại Mỹ - nói: “Thông điệp mà chúng tôi có được từ cuộc phỏng vấn này đó là Việt Nam luôn muốn giải quyết căng thẳng hiện nay bằng giải pháp hòa bình, và rằng tàu của Việt Nam tại vùng biển hiện nay không hề là tàu quân sự như Trung Quốc cáo buộc. 

Một thông điệp nữa chúng tôi nhận được đó là vùng biển hiện nay Trung Quốc đặt giàn khoan là thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc không có chủ quyền và hoàn toàn trái phép khi hạ đặt giàn khoan tại đó”.

Ngay trong sau cuôc phỏng vấn ít giờ, hãng tin AP đã có một bài viết nổi bật với tựa đề, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam. 

Trong đó có trích dẫn nhiều lần phỏng vấn Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định việc Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Bài viết cũng đã ngay lập tức được Bưu điện Washington và các tờ báo lớn phương Tây đưa lại.

Những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của báo chí Quốc tế tại LHQ. 

Hiện LHQ vẫn tiếp tục thúc giục các bên giải quyết những căng thẳng hiện nay thông qua đối thoại hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và hiến chương LHQ. 

Đồng thời LHQ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và luôn sẵn sàng ủng hộ các bên, nhằm giải quyết những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông.

Theo vtv.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.