Viêm xương tuỷ sau vết xước nhỏ

GD&TĐ - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam 15 tuổi ở Thanh Hóa được chẩn đoán viêm xương tủy do tụ cầu vàng.

Đến nay, trẻ có tiến triển tốt nhưng vẫn cần quá trình điều trị và theo dõi lâu dài. Ảnh: BVCC
Đến nay, trẻ có tiến triển tốt nhưng vẫn cần quá trình điều trị và theo dõi lâu dài. Ảnh: BVCC

Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam 15 tuổi ở Thanh Hóa được chẩn đoán viêm xương tủy do tụ cầu vàng. Đây là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (tụ cầu kháng thuốc).

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, chơi thể thao thường xuyên, gần đây bị đau khớp gối trái. Khi vào cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ khớp gối trái, viêm xương tủy đầu dưới xương đùi trái.

Ngày 13/3, bệnh nhân đã phẫu thuật nạo vét xương chết, rạch mủ cấy ra tụ cầu vàng. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.

Được biết, trước khi bị bệnh, bệnh nhân có tham gia đá bóng bị xây xước chân, nhưng không để ý. Đây có thể là thời gian ủ bệnh tụ cầu vàng. Người nhà cho biết, ban đầu, bệnh nhân không có biểu hiện gì nặng, chỉ hơi đau, khó chịu. Khi bệnh nhân không duỗi được chân, gia đình chỉ nghĩ giãn dây chằng nên cho đi khám và được các bác sĩ kê đơn thuốc về nhà điều trị.

Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh. Sau 2 ngày, bệnh nhân sưng đau nhiều hơn ở khớp gối trái, đau đến mức không chịu được, các khớp tay cũng sưng đỏ và được gia đình đưa vào nhập viện.

Theo ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trường hợp này là ca bệnh hiếm gặp vì bệnh nhân còn trẻ, không có bệnh lý gì mà bị nhiễm trùng nặng, viêm xương tủy do tụ cầu kháng thuốc.

Thông thường, tụ cầu kháng thuốc gặp nhiều ở trong môi trường bệnh viện, còn bệnh nhân này bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc ở ngoài cộng đồng - tụ cầu vàng kháng methicillin (tụ cầu kháng thuốc).

Vì vậy, việc điều trị các nhiễm trùng từ vi khuẩn lây nhiễm từ cộng đồng sau này có thể sẽ khó khăn hơn. Đây là ổ nhiễm trùng sâu, ở trong xương, nên cần nhiều thời gian điều trị. Đến nay, trẻ có tiến triển tốt. Tuy nhiên, vẫn cần quá trình điều trị và theo dõi lâu dài, đảm bảo phục hồi tốt nhất và tránh tái phát.

“Khi có các vết thương xây xát, hay các mụn mủ thì phải được xử lý vết thương đúng cách. Vệ sinh tránh nguy cơ nhiễm trùng và hình thành ổ di bệnh sâu, nguy hiểm. Đặc biệt là các viêm nhiễm ổ sâu như viêm khớp, viêm xương tủy, viêm nội tâm mạc, áp xe các cơ quan...”, chuyên gia y tế khuyến cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quân đội Nga tại Kursk.

'Họ chạy trốn và bỏ lại mọi thứ'

GD&TĐ - Khu vực tỉnh Kursk gần như đã được giải phóng hoàn toàn khỏi Lực lượng vũ trang Ukraine và Kiev đã bỏ lại gần như mọi thứ trên đường rút chạy.

Alisa sẽ nhận hai bằng cao đẳng trong lễ tốt nghiệp tháng tới.

Cô bé 10 tuổi nhận 2 bằng cao đẳng

GD&TĐ - Alisa Perales, 10 tuổi đến từ thành phố San Bernardino, California, Mỹ, trở thành người trẻ nhất tốt nghiệp Trường Cao đẳng Crafton Hills.

Giáo viên nhà trường hưởng ứng Tuần lễ áo dài.

Những ‘cô Tấm’ ở bản Suối Voi

GD&TĐ - Ở biên viễn Mường Nhé, những “cô Tấm” của trường Mầm non Leng Su Sìn đang ngày ngày viết nên hành trình vượt khó, bền bỉ gieo chữ...