Video xe bọc thép Bradley của phương Tây bị phá hủy

GD&TĐ - Hình ảnh được cho là ghi lại từ một xe chiến đấu bộ binh Bradley trong một cuộc giao tranh ở Zaporozhye.

Video xe bọc thép Bradley của phương Tây bị phá hủy

Đoạn video công bố hôm 10/6 được cho là thể hiện một trận chiến trong đó đoàn xe bọc thép đang tiến lên của Ukraine, bao gồm xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất và xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ cung cấp, đã vướng vào bãi mìn và bị lực lượng Nga tiêu diệt.

Đoạn video lần đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ukraine trên dường như được quay ở vùng Zaporozhye bởi camera của một trong những xe chiến đấu bộ binh Bradley trong cuộc giao tranh.

Thời gian diễn ra sự việc được cho là gần làng Malaya Tokmachka hôm 8/6.

Đoạn video cho thấy xe chiến đấu bộ binh do Mỹ cung cấp liên tục nã đạn về hướng khu rừng gần đó.

Hai chiếc xe bọc thép nữa trong video dường như bị bỏ lại, trong khi một chiếc Bradley khác phát nổ khi chạy ngang qua vì trúng phải một quả mìn.

Phần còn lại của đoạn video cho thấy, những người lính Ukraine sống sót cố gắng sơ tán dưới hỏa lực của Nga, đồng thời cố gắng tạo ra một màn khói để che đậy cuộc rút lui của họ.

Các cảnh quay trên không từ trận chiến tương tự đã được Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự đăng tải trước đó. Những đoạn video này ghi lại cảnh một số xe tăng Leopard 2A6 và xe Bradley của Ukraine bị phá hủy hoặc bỏ lại.

Những hình ảnh trên được coi là bằng chứng chắc chắn đầu tiên về việc xe thiết giáp của phương Tây cung cấp cho Kiev để phản công, đã bị quân đội Nga loại bỏ.

Ngày 10/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã phá hủy 9 xe tăng Ukraine, trong đó có 4 chiếc Leopard 2 do Đức sản xuất, khi đẩy lùi thành công nỗ lực tiến công của lực lượng Kiev.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đào tạo nguồn nhân lực chiến lược làm chủ công nghệ, làm chủ AI là vấn đề cấp thiết trong thời đại mới.

Chọn ngành trong thời đại AI

GD&TĐ - Chọn ngành không chỉ dựa vào “ngành hot” hay “điểm chuẩn”, mà phải nhìn xa hơn về xu thế nhân lực 5-10 năm tới..

Ảnh minh họa INT.

Tăng tốc đầu tư dạy 2 buổi/ngày ở THCS

GD&TĐ - Đến nay, nhờ các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tuyển giáo viên theo định mức, số trường THCS đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày chiếm tỷ lệ khả quan, khoảng 60%.

Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP Thủ Đức, TPHCM). Ảnh minh họa: INT

Dạy học 2 buổi/ngày sao cho hiệu quả?

GD&TĐ - Khẳng định lợi ích của dạy học 2 buổi/ngày với nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng nhận diện khó khăn, thách thức...