Video máy kéo đầu tiên trên thế giới chạy bằng phân bò

GD&TĐ -  Một công ty của Anh đã phát triển chiếc máy kéo đầu tiên trên thế giới chạy hoàn toàn bằng phân bò có tên T7.

Video máy kéo đầu tiên trên thế giới chạy bằng phân bò

Máy kéo T7 (tên đầy đủ là New Holland T7 Methane Power) chạy bằng khí metan lỏng được cho là chiếc xe đầu tiên thuộc loại này. Nó có thể đánh dấu một bước ngoặt trong việc cung cấp năng lượng hiệu quả tại các trang trại ở Anh.

Máy kéo có mã lực phanh 270bhp này chạy bằng nhiên liệu thu được từ phân chuồng trại. Nó cũng được cho là phù hợp với hiệu suất của các phiên bản chạy bằng động cơ diesel tiêu chuẩn.

T7 hoạt động bằng cách thu gom chất thải phụ phẩm từ một đàn bò nhỏ khoảng 100 con vào một thiết bị lưu trữ khí metan sinh học tại trang trại. Khí mê tan sau đó được xử lý, nén và biến thành nhiên liệu phát thải thấp.

Một thùng đông lạnh được trang bị trên máy kéo giữ khí metan ở dạng lỏng ở nhiệt độ thấp, mang lại cho chiếc xe nhiều năng lượng như động cơ diesel nhưng tiết kiệm được lượng khí thải đáng kể.

Cỗ máy đột phá trên được phát triển bởi Cornish Bennamann – một công ty đã nghiên cứu và phát triển sản xuất khí metan sinh học trong hơn một thập kỷ. Nó được thử nghiệm trong quá trình chạy thử nghiệm tại một trang trại ở Cornwall, nơi lượng khí thải carbon dioxide (CO2) đã giảm từ 2.500 tấn xuống còn 500 tấn chỉ trong một năm.

Người đồng sáng lập Bennamann, ông Chris Mann, cho biết máy kéo chạy bằng nhiên liệu metan lỏng T7 là sản phẩm đầu tiên trên thế giới. Đây cũng là một bước nữa hướng tới khử carbon cho ngành nông nghiệp toàn cầu và hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn.

“Khí metan cũng có khả năng làm nóng bầu khí quyển gấp hơn 80 lần so với CO2 trong hơn 20 năm. Vì vậy bằng cách loại bỏ nó và đưa nó vào sử dụng tốt, chúng tôi đang giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề nóng lên toàn cầu” – ông Chris Mann cho hay – “Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc khai thác tiềm năng của khí mê tan sinh học có thể giúp các trang trại không phụ thuộc vào năng lượng và trung hòa carbon”.

Công ty Bennamann hy vọng một ngày nào đó công nghệ này có thể được sử dụng để sạc xe điện ở vùng nông thôn.

Chủ tịch Mark Duddridge Hiệp hội Doanh nghiệp Địa phương Cornwall và Isles of Scilly (LEP) cho biết mê tan sinh học có tiềm năng rất lớn. Theo ông, việc làm cho ngành nông nghiệp không phụ thuộc vào năng lượng trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và giá năng lượng không ổn định, có thể mang lại sự thúc đẩy kinh tế to lớn cho các cộng đồng nông thôn, an ninh lương thực và hướng tới đạt được mức trung hòa carbon.

Theo Dailymail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ