Video: Giao tranh tái tiếp diễn tại nhà máy Azovstal ở Ukraine

GD&TĐ - Tối qua (3/5), một số phương tiện truyền thông đưa tin về các cuộc pháo kích dữ dội tại nhà máy Azovstal ở thành phố Mariupol của Ukraine. Một số video cho thấy khói bốc lên từ nhà máy thép.

Giao tranh tại nhà máy thép Azovstal.
Giao tranh tại nhà máy thép Azovstal.

Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cáo buộc quân đội Ukraine và các thành viên của tiểu đoàn Azov ẩn náu tại cơ sở công nghiệp, lợi dụng lệnh ngừng bắn sơ tán và sử dụng thời gian tạm lắng trong giao tranh để thay đổi vị trí.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông ủng hộ Kiev bác bỏ những cáo buộc này là sai sự thật, cho rằng khu vực trên đã bị pháo và bom hạng nặng tấn công trong đêm cùng với việc quân đội Nga cố gắng tiến vào cơ sở.

Một phóng viên của hãng thông tấn Sputnik đưa tin về âm thanh pháo kích và những luồng khói bốc lên từ nhà máy vào hôm qua. Trong khi đó video được quay bởi nhóm phóng viên RT, chứng thực những báo cáo này.

Hôm chủ nhật, hàng trăm thường dân đã được sơ tán khỏi các boonke ở Azovstal trong một nỗ lực nhân đạo do Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ quốc tế hỗ trợ. Sự việc diễn ra sau khi Moscow đồng ý ngừng bắn.

Các lực lượng Nga cho biết họ kiểm soát toàn bộ thành phố cảng Mariupol, trừ nhà máy Azovstal – nơi quân đội Ukraine đã bị bao vây trong hơn 1 tháng.

Nhà máy Azovstal từ thời Liên Xô có một mạng lưới rộng lớn gồm các boongke và đường hầm kiên cố được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của phương Tây trong Chiến tranh lạnh.

Ngày 21/4, Tổng thống Nga Putin kêu gọi không tấn công nhà máy thép trên vì lo ngại thương vong nặng nề. Thay vào đó, ông ra lệnh áp đặt một cuộc phong tỏa hoàn các lực lượng Ukraine đang ẩn náu ở đó.

Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2 vì cho rằng Kiev không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014. Nga đã công nhận 2 nước cộng hòa ly khai Donestk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao cho các vùng ly khai địa vị đặc biệt ở Ukraine.

Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa bằng vũ lực.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...