Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân để tiếp xúc, chăm sóc và điều trị cho những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 có một vai trò quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh khác và cộng đồng.
Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như thế nào, để bảo vệ bản thân và người bệnh, cộng đồng qua sự tư vấn của TS. BS. Phan Thị Hằng - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC).
Khi nào cần mặc phương tiện phòng hộ cá nhân?
Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm: Găng tay; Bộ trang phục phòng hộ; Kính mắt, tấm che mặt; Bốt hoặc bao giày; Khẩu trang. Tất cả nhân viên y tế, người nhà người bệnh, khách thăm, những người có tiếp xúc với người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm, dụng cụ, đồ vải, chất thải, phương tiện chăm sóc, vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2.
1. Vệ sinh tay
2. Bao giày
3. Vệ sinh tay
4. Mặc bộ quần áo choàng liền quần
5. Vệ sinh tay
6. Đeo khẩu trang
7. Đeo mắt kính bảo hộ
8. Đội mũ
9. Vệ sinh tay
10. Đeo găng tay
Trong quá trình mặc phương tiện phòng hộ cá nhân cần lưu ý những điều sau:
Những trường hợp cần thay khẩu trang y tế thành khẩu trang N95: Người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh Covid-19; Làm thủ thuật; Lấy mẫu.
Không sử dụng 2 lớp khẩu trang bao gồm khẩu trang y tế bên trong khẩu trang có hiệu lực lọc cao (như khẩu trang N95 hoặc tương đương).
1. Tháo găng tay
2. Vệ sinh tay
3. Kéo khóa áo choàng
4. Vệ sinh tay
5. Tháo bộ áo choàng và bao giày
6. Vệ sinh tay
7. Tháo mắt kính bảo hộ
8. Tháo khẩu trang
9. Vệ sinh tay
Khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân cần chú ý các nguyên tắc sau:
Chuẩn bị sẵn khẩu trang y tế sạch trong bộ quần áo bên trong để sau khi tháo khẩu trang dơ, rửa tay thì có khẩu trang mới, sạch để đeo ngay (để phòng trường hợp không có sẵn khẩu trang nơi thay đồ).
Mặt ngoài phương tiện phòng hộ cá nhân có mức độ nguy cơ nhiễm bẩn cao, khi tháo phải cuộn mặt ngoài vào trong, không được giũ phương tiện phòng hộ cá nhân khi tháo.
Mặt ngoài có mức độ lây nhiễm cao nên lưu ý không để bàn tay sạch chạm vào mặt ngoài trong quá trình cởi bỏ. Nếu tay có chạm vào mặt ngoài phải rửa lại bàn tay ngay sau đó. Không để mặt ngoài phương tiện phòng hộ chạm vào đồ sạch bên trong.
Mặt trước của phương tiện phòng hộ cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn mặt sau. Tránh đụng chạm tay vào mặt trước của phương tiện phòng hộ cá nhân.
Khẩu trang tháo ra sau cùng.
Phương tiện phòng hộ cá nhân chỉ dùng một lần, là chất thải lây nhiễm, sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm (thùng màu vàng). Thùng đựng chất thải phải đủ lớn và phải có nắp đậy kín.