Vì sao thoa kem chống nắng, da vẫn cháy nắng như thường?

Vì sao thoa kem chống nắng, da vẫn cháy nắng như thường?

Chỉ bôi kem khi trời nắng nóng

Những tia cực tím (tia UVA, tia UVB) trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây ra cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da và xuất hiện ngay cả khi trời râm mát. 

Vì thế, dù bạn đã che chắn cẩn thận với áo khoác, găng tay, khẩu trang… hay ngồi trong xe taxi, ngồi trong phòng gần cửa sổ, bạn cũng cần phải sử dụng kem chống nắng để ngăn tác hại của ánh nắng mặt trời lên làn da.

Không kiên nhẫn/ Bôi quá ít kem chống nắng

Rất nhiều người lầm tưởng rằng ngay sau khi bôi kem chống nắng, da bạn sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, dù là kem chống nắng vật lí hay hoá học, bạn cũng nên bôi kem ít nhất 20 phút trước khi ra khỏi nhà để kem có thời gian thẩm thấu vào da. 

Để bôi kem chống nắng cho mặt và cổ, bạn cần bóp một lượng kem có đường kính tầm 2-3cm, khoảng bằng một đồng xu. Để bôi kem chống nắng cho toàn thân, bạn cần đếu liều lượng khoảng bằng một quả bóng bàn.

Quá tin tưởng vào kem chống nắng có chỉ số SPF cao, chống nước

Rất nhiều chị em tin tưởng vào loại kem chống nắng đi biển có khả năng chống thấm nước và thoải mái “phơi mặt” ngoài nắng nóng cả ngày khiến da nhanh chóng bị sạm đen. 

Bạn không nên quá tin tưởng vào các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao hay có khả năng chống nước. Vì nếu bạn ra mồ hôi quá nhiều, bơi lội, tắm làm trôi kem chống nắng thì bạn cần phải bôi lại kem chống nắng để giúp làn da luôn được bảo vệ.

Không đủ lượng kem chống nắng

Để đạt được khả năng chống nắng như ghi trên bao bì thì lượng kem bạn dùng trên da phải vừa đủ. Lượng kem trung bình sẽ là 1.5ml cho mặt và cổ, 30ml cho toàn bộ cơ thể. Đặc biệt khi đi biển, đi du lịch, lượng kem này cần phải nhiều hơn, dày hơn để tránh được tác động bên ngoài.

Không thoa lại kem chống nắng thường xuyên

Nhiều người thường nghĩ rằng, chỉ cần thoa kem chống nắng một lần là đủ bởi một số kem chống nắng có khả năng chống nắng cho da cao, lên đến 12 giờ đồng hồ. 

Thế nhưng ở điều kiện bình thường, khi phơi nắng liên tục trong 2 giờ, bạn buộc phải dùng kem chống nắng một lần nữa. Điều này mới tránh được tình trạng làn da bị cháy nắng.

Và khi đi du lịch, bạn cần chọn loại kem chống nắng dạng waterproof hay resistance (chống nước) cho lớp trang điểm lâu trôi. Theo FDA, kem chống nắng mang nhãn water resistance mất tác dụng sau 40 phút và waterproof sẽ mất tác dụng sau 80 phút. Vì vậy sau khoảng thời gian này thì làn da cần được apply kem chống nắng một lần nữa.

Không tẩy trang làm sạch da vào cuối ngày sau khi dùng kem chống nắng

Đa phần chị em nghĩ rằng nếu chỉ sử dụng kem chống nắng thì không cần phải tẩy trang cho da. Nhưng trên thực tế, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Nếu không tẩy trang kem chống nắng, làn da chúng ta sẽ ngày càng xấu đi. 

Bởi vì sao? Vì trong một vài sản phẩm kem chống nắng có chứa chất hóa học, những hoạt chất giúp làm trắng… khó có thể làm sạch dễ dàng nước thông thường. Để giúp làn da sạch sâu, thoáng mát vào cuối ngày, bạn nên kết hợp sử dụng sữa rửa mặt; nước hoa hồng và dùng các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng. 

Chính việc sử dụng sai cách và những chủ quan của mọi người, khiến kem chống nắng không thể phát huy tối đa tác dụng, cũng như làn da ngày càng xuống cấp hơn. Giờ là lúc bạn cần điểm lại những sai lầm khi dùng kem chống nắng để khắc phục và sử dụng kem chống nắng đạt hiệu quả tốt nhất.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.