Vì sao Moscow muốn có tên lửa phòng không 358 của Iran?

GD&TĐ - Việc Quân đội Nga quan tâm đến tên lửa phòng không của Iran đã gây ngạc nhiên, vậy hiệu quả của loại vũ khí này ra sao?

Vì sao Moscow muốn có tên lửa phòng không 358 của Iran?

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu tới Tehran, phía Iran đã cho ông xem một số loại tên lửa do chính họ sản xuất, trong số đó có "tên lửa phòng không theo chỉ số 358".

Mặc dù việc Iran giao cho lực lượng Houthi ở Yemen những tên lửa 358 đã được ghi nhận trước đó, nhưng quan chức Tehran luôn phủ nhận sự tồn tại của vũ khí nói trên, và lần giới thiệu cho ông Shoigu chính là màn ra mắt chính thức.

Ấn phẩm The Drive đã mô tả chi tiết những đặc điểm và công dụng của loại vũ khí kỳ lạ này:

Tên lửa phòng không 358 có chiều dài thân xấp xỉ 3 mét, tốc độ bay khá chậm chỉ cho phép đánh chặn máy bay không người lái và trực thăng và có thể triển khai từ bất kỳ loại bệ phóng nào, nó sử dụng cơ chế dẫn đường bằng tia hồng ngoại.

Điểm độc đáo ở chỗ tên lửa phòng không 358 này cũng được gọi là "đạn tuần kích" chính xác vì nguyên lý phóng khá đặc biệt. Trên thực tế quả đạn sau khi khai hỏa sẽ bay vòng quanh một khu vực nhất định cho đến khi cạn kiệt nhiên liệu, hoặc cho đến khi tìm được mục tiêu và phá hủy nó.

Tuy nhiên vẫn chưa rõ tên lửa 358 này có thể bay vòng trên không trong bao lâu. Hiện tại giới quan sát chỉ biết rằng để đảm bảo bắn trúng mục tiêu, tên lửa này có cảm biến hồng ngoại và máy đo xa laser.

Tên lửa phòng không 358 của Iran là một vũ khí rất đặc biệt.

Tên lửa phòng không 358 của Iran là một vũ khí rất đặc biệt.

Thiết kế của tên lửa 358 cũng có vẻ thú vị theo cách riêng của nó. Một mặt, có thể thấy rõ tính module trong việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật từ máy bay không người lái cảm tử, chẳng hạn như chiếc Shahed-136.

Mặt khác, các thành phần của tên lửa 358 được sản xuất tại các cơ sở thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Iran, nhưng có thể tháo rời, vận chuyển và lắp ráp trực tiếp "tại hiện trường".

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga có thể quan tâm đến tên lửa 358 như một phương tiện khả thi để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở quân sự của họ.

Việc sử dụng tên lửa 358 ít nhất không yêu cầu radar phát hiện mục tiêu và ngay cả khi hiệu quả có vẻ đáng nghi ngờ, nó vẫn hữu ích hơn nhiều so với việc huy động trực thăng Mi-28 trong vai trò "đánh chặn" UAV.

Tên lửa phòng không 358 được cho là đã bắn hạ UAV ScanEagle do Mỹ sản xuất.

Theo The Drive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.