Vì sao thức ăn không cần đợi nguội trước khi cho vào tủ lạnh?

GD&TĐ - Lời khuyên của nhiều chuyên gia y tế, thực phẩm cho rằng,không cần thiết phải để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh.

Vì sao thức ăn không cần đợi nguội trước khi cho vào tủ lạnh?

Lâu nay, các chị em nội trợ vẫn thường được khuyên phải để nguội thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, nhưng thực sự đây vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn và website về y tế, sức khỏe, khoa học thường thức vì khá nhiều ý kiến cho rằng bảo quản lạnh thực phẩm ngay sau khi nấu 2 giờ, khi còn ấm sẽ tốt hơn.

Có cần đợi nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh?

Nếu cần trữ mát để dùng dần thì ngay sau 2 giờ từ lúc nấu, chỉ cần thức ăn còn ấm là có thể cho vào tủ lạnh. Bởi vì nếu để lâu hơn thì vi khuẩn có thể xâm nhập, khi trữ mát và mang ra sử dụng lại thì có nguy cơ do vi khuẩn tồn tại từ trước.

Các vi sinh vật trong không khí sẽ xâm nhập vào thực phẩm và nhân lên trong thực phẩm, cuối cùng sinh ra rất nhiều vi khuẩn và thậm chí là vi trùng.

Đặc biệt là nitrit sinh ra trong thực phẩm, chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ hình thành chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người.

Vì vậy, nếu bạn đợi nhiệt độ của thực phẩm nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, thực phẩm sẽ chứa đầy vi khuẩn. Ngay cả khi tủ lạnh có thể làm chậm tốc độ sinh sản của vi khuẩn nhưng nó không thể ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn

Không phải ai cũng biết cách bảo quản thức ăn cho an toàn trong tủ lạnh. Hãy áp dụng những cách bảo quản dưới đây, đảm bảo an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

- Dù bạn không thể cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh nhưng cũng không cần phải đợi đồ ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh. Bởi thức ăn để ngoài càng lâu thì vi khuẩn sẽ càng nhiều. Nói chung, thức ăn không nên để quá hai giờ, chỉ cần thức ăn còn ấm là có thể cho vào tủ lạnh.

Ngoài các vi sinh vật trong không khí, các chất khác trên đũa cũng có thể gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là nước bọt.

- Nếu làm quá nhiều đồ ăn, bạn nhớ lấy ra một phần thức ăn trước, đừng động vào phần thức ăn để bảo quản. Bằng cách này, nước bọt và các chất khác có thể được giảm thiểu gây ô nhiễm thực phẩm, dẫn đến có ít vi sinh vật hơn trong thực phẩm.

- Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt. Cất đồ ăn vào hộp kín có thể ngăn chặn vi sinh vật trong không khí làm ô nhiễm thực phẩm. Ngoài ra, việc đặt hộp đựng rau củ vào tủ lạnh cũng có thể ngăn ngừa sự truyền mùi giữa các loại thực phẩm khác nhau.

- Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

- Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng. Vì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

Theo aboluowang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.