Tháng tư là thời điểm trái cây dâu tằm chín rộ, đây cũng là thời điểm dâu tằm được thu hoạch và bán ở khắp mọi nơi. Nhiều người thích dâu tằm, do tính thời vụ ngắn, nên mỗi mùa đều cố gắng “săn” mua loại quả ngon nhất về ăn, ngâm đường, làm mứt và lưu trữ ngăn đá.
Tuy vậy, nhiều người lại chưa biết tác dụng của loại trái cây này, nên chỉ đôi lần nhìn thấy rồi chốc lát, mùa dâu cũng qua.
Vậy trái dâu tằm nhỏ bé ấy có tác dụng gì đối với sức khỏe, hãy xem phân tích từ nghiên cứu của các chuyên gia thực phẩm thuộc Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc. Theo đánh giá, đây là loại trái cây mang tặng cho cơ thể cả “kho báu”, bạn đã sẵn sàng để mua một ít cho gia đình mình?
1. Tốt cho tóc, bổ thận
Từ góc nhìn của Đông y Trung Quốc, dâu tằm có vị chua ngọt, tính lạnh, khi ăn vào cơ thể sẽ có tác dụng bổ phổi, gan, thận, đại tràng, nhuận tràng thông tiện, bổ sung chất nâng cao thị lực và các hiệu quả khác.
2. Tốt cho mắt
Loại dâu tằm có màu sắc tím sẫm pha đỏ là loại trái cây có chất anthocyanin phong phú. Trong khi đó, chất anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là lên hệ thống tuần hoàn và mắt rất tốt.
Vì vậy, ăn hay uống dâu vào thời điểm này là cơ hội tuyệt vời để nuôi dưỡng một đôi mắt sáng đẹp. Gia đình có trẻ nhỏ cũng nên tranh thủ thời gian này để mua dâu cho trẻ ăn thêm.
3. Tốt cho dạ dày
Nếu thường xuyên ăn dâu có thể thúc đẩy sự tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy tiêu hóa tốt. Những người có triệu chứng khó tiêu và chứng mất ngủ có thể tăng cường ăn dâu tằm vào thời điểm này.
4. Tốt cho mạch máu
Người bị bệnh tim mạch không nên bỏ lỡ mùa dâu tằm này. Hãy chú ý ăn thêm loại trái cây chua ngọt thanh mát này vì chất axit béo trong dâu tằm giúp ngăn chặn các chất dinh dưỡng thừa tích tụ làm xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, chất acid tannic, axit malic rất phong phú trong dâu tằm cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch trong dài hạn.
5. Tốt cho hệ miễn dịch
Dâu tằm rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin, vitamin và các axit hữu cơ, carotenoid và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khác. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tranh thủ ăn nhiều vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng dâu tằm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, hạn chế đông cứng các khớp xương, thúc đẩy sự trao đổi chất và các hiệu ứng tuyệt vời khác.
Các chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm cho rằng, một nắm trái dâu nhỏ có thể mang lại cho cơ thể bạn tác dụng tốt từ đầu đến chân, từ chân tóc đến tận tủy xương. Hãy tranh thủ thời gian để ăn nhanh không chúng sẽ hết mùa.
Cách lựa chọn dâu tằm ngon thế nào?
Hãy mua vào thời điểm chính vụ (từ tháng 4-6 hàng năm).
Nên chọn những trái cây đã chín có màu đỏ hoặc tím sẫm.
Chọn những quả mọng nước nhưng khô ráo.
Loại bỏ những trái cây đã bị dập nát.
Cách làm sạch dâu thế nào?
Dâu không bảo quản được lâu, nên mua đủ dùng.
Không nên nhặt bỏ cuống trước khi rửa.
Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước hoa sen chảy nhẹ.
Ngâm một lát với nước muối loãng, không chà xát khi rửa.
Dâu rất dễ nát và thối rữa, nên chế biến và sử dụng ngay sau khi rửa ráo nước.
Có thể ăn tươi, ngâm đường, làm mứt, nhân bánh và nhiều món ăn vặt khác.
Nên ăn thế nào cho đúng?
Mỗi ngày bạn không nên ăn quá 20 quả.
Dâu tằm có tính lạnh nên người có thể trạng hàn lạnh không nên ăn nhiều.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên ăn ít.
Nên ăn quả dâu đã chín, quả xanh non không nên ăn.
Người bị bệnh dạ dày không nên ăn quả xanh, vì có thể gây kích ứng, đau bụng hoặc tiêu chảy.