Vì sao chưa có bản quyền trận Việt Nam - Philippines?

GD&TĐ - Hiện tại, quá trình đàm phán bản quyền truyền hình giữa một nhà đài Việt Nam và chủ nhà Philippines vẫn chưa có kết quả.

Tuyển Việt Nam làm khách của Philippines ngày 16/1.
Tuyển Việt Nam làm khách của Philippines ngày 16/1.

Theo quy định, nước chủ nhà của mỗi trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á sẽ là đơn vị nắm giữ bản quyền truyền hình riêng, không phụ thuộc vào Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hay LĐBĐ thế giới (FIFA).

Ở trận đấu tới, Liên đoàn bóng đá Philippines giao việc bán bản quyền cho một đơn vị truyền thông. Các đài truyền hình tại Việt Nam muốn mua bản quyền phát sóng trận đấu đều phải đàm phán qua đơn vị này.

Hiện tại, quá trình đàm phán bản quyền truyền hình giữa một nhà đài Việt Nam và chủ nhà Philippines bắt đầu từ 14/11. Tuy nhiên, mức giá chào bán rất cao, khiến 2 đơn vị chưa thể đi đến thỏa thuận chung.

Tuyển Việt Nam quyết tâm hướng tới chiến thắng trong trận ra quân, qua đó tạo sức bật tâm lý cho cuộc tiếp đón đối thủ mạnh Iraq trên sân nhà Mỹ Đình vào ngày 21/11.

Người hâm mộ sẽ thỏa thích xem tường thuật trực tiếp đội tuyển Việt Nam thi đấu vòng loại thứ 2 World Cup 2026 trên FPT Play, nhưng chỉ ở 3 trận diễn ra tại sân nhà. Ba trận diễn ra trên sân khách, người hâm mộ rất mong sẽ tiếp tục được xem phát sóng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam.

Danh sách 28 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đến Philippines

Thủ môn: Đặng Văn Lâm, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.

Hậu vệ: Vũ Văn Thanh, Bùi Hoàng Việt Anh, Giáp Tuấn Dương, Hồ Văn Cường, Nguyễn Thanh Bình, Phan Tuấn Tài, Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Võ Minh Trọng, Phạm Xuân Mạnh.

Tiền vệ: Lê Phạm Thành Long, Hoàng Văn Toản, Nguyễn Hoàng Đức, Khuất Văn Khang, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Tuấn Anh, Triệu Việt Hưng, Nguyễn Thái Sơn.

Tiền đạo: Nguyễn Văn Quyết, Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Bắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thân cây thanh long là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể được tận dụng tạo than sinh học xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Than sinh học từ thân cây thanh long

GD&TĐ - Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, biến cành cây thanh long thành than sinh học, để xử lý crom trong nước giúp bảo vệ môi trường...

Nghệ nhân Phạm Ngọc Toàn dành hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công trên phố Hàng Quạt.

Giữ nghề khắc con dấu thủ công

GD&TĐ - Ở một góc nhỏ của phố Hàng Quạt, người nghệ nhân già vẫn lặng lẽ khắc từng con dấu gỗ, âm thầm gìn giữ nét đặc trưng của nghề truyền thống.