Vì sao châu Âu 'dửng dưng' trước cảnh báo từ Gazprom?

GD&TĐ - Tập đoàn Gazprom của Nga đã cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu về một cuộc khủng hoảng năng lượng mới đang chờ đợi họ vào mùa Đông tới.

Vì sao châu Âu 'dửng dưng' trước cảnh báo từ Gazprom?

Một bài phân tích đăng trên tờ Daily Telegraph của Anh tuyên bố rằng trong khi Liên minh châu Âu đang tìm cách bổ sung nguồn dự trữ nhiên liệu xanh hiện có, thì giới lãnh đạo Nga lại cố gắng "sử dụng năng lượng làm vũ khí".

Theo ấn phẩm Anh, Tập đoàn Gazprom cảnh báo rằng châu Âu đã tồn tại trong mùa Đông năm ngoái chỉ nhờ nhiệt độ vừa phải, nhưng không có gì đảm bảo rằng món quà từ thiên nhiên như vậy sẽ xảy ra một lần nữa.

Tuyên bố từ nhà cung cấp khí đốt của Nga cũng cho rằng việc bổ sung dự trữ nhiên liệu của châu Âu cho mùa Đông tới sẽ gặp nhiều khó khăn đáng kể, do các quyết định có động cơ chính trị của lãnh đạo EU nhằm ngăn chặn nhập khẩu khí đốt của Nga qua mạng lưới đường ống đã có sẵn.

Khí đốt Nga khó lòng tiếp tục chảy sang các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Khí đốt Nga khó lòng tiếp tục chảy sang các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Ấn phẩm Daily Telegraph nhắc lại rằng mong muốn thay thế khí đốt của Nga bằng nhiên liệu nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới đã khiến giá cả ở các quốc gia châu Âu tăng mạnh.

Điều này ban đầu dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chi phí sinh hoạt, do đó chính phủ nhiều nước EU phải gánh chịu hàng tỷ đô la thâm hụt ngân sách. Nhưng sau đó giá khí đốt đã giảm khi tình hình cho thấy "chẳng có gì bi đát".

Châu Âu hiện sắp kết thúc mùa Đông với hơn một nửa kho chứa khí đốt đã đầy, mức cao kỷ lục vào thời điểm này trong năm. Điều này giúp EU tự tin giảm bớt việc mua khí đốt Nga, dựa vào việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nước khác.

Phương Tây tự tin khẳng định chính sách độc lập với khí đốt Nga đã diễn ra nhanh hơn dự kiến rất nhiều, chính vì vậy họ có thể đứng vững trước áp lực "vũ khí hóa" năng lượng của đối phương.

Theo Daily Telegraph

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...