Vì sao 150.000 trường hợp F0 ở TP Hồ Chí Minh chưa được cấp mã số?

GD&TĐ - Chiều 27/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin mới nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Tâm. Ảnh: Vân Anh.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Tâm. Ảnh: Vân Anh.

Phát biểu tại buổi họp báo về chiến lược xét nghiệm tầm soát để bóc tách F0 trong cộng đồng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Tâm cho hay, tính từ 18h ngày 25/9 đến 18h 26/9, thành phố đã lấy 1.132.138 mẫu, trong đó có 4.182 mẫu đơn và 78 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 1.127.783 mẫu.

Tại “vùng đỏ” và “vùng cam” thực hiện lấy mẫu bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh với tỷ lệ dương tính lần lượt là 0,4% và 0,2%; đối với "vùng xanh", "cận xanh và vàng", thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp theo đại diện hộ gia đình có tỷ lệ dương tính là 0,1%. Tỷ lệ này đang giảm từng ngày theo số lượng F0 phát hiện trong cộng đồng.

Trong công tác tiêm chủng, các quận, huyện vẫn đang tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian. 

Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 26/9 là 9.625.808 (tăng 183.993 mũi vắc xin so với ngày 25/9) trong đó tổng số mũi 1 là 6.816.113 (tăng 1.426 mũi vắc xin so với ngày 25/09/2021), mũi 2 là 2.809.695 (tăng 182.567 mũi vắc xin so với ngày 25/09/2021), số người trên 65 tuổi, người có bệnh nền được tiêm vắc xin là 1.116.257 người.

Vì sao 150.000 trường hợp F0 ở TP Hồ Chí Minh chưa được cấp mã số quốc gia?

Tại cuộc họp, thông tin về việc 150.000 F0 tại TP Hồ Chí Minh chưa được cấp mã bệnh nhân, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin, theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 cần xét nghiệm bằng kỹ thuật RT- PCR.

Test nhanh có hạn chế là làm độ nhạy và đặc hiệu không cao. Tuy nhiên, thời gian qua, số ca bệnh tăng nhanh; một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng của mắc Covid-19 qua test nhanh cần được xác nhận nhiễm để điều trị kịp thời. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có Công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0.

TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận tất cả trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 là F0 và quản lý đúng quy định, đảm bảo điều kiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà, phát gói thuốc A, B, C để chăm sóc F0 tại cộng đồng.

Hiện nay, các trường hợp F0 này chưa được Bộ Y tế công bố và chưa cấp mã số quốc gia. Vì vậy, vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế bổ sung các trường hợp này vào danh sách và cấp mã số để thành phố quản lý bằng mã số quốc gia. Thống kê của thành phố hiện có khoảng 150.000 F0 thuộc trường hợp này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.