Nói đến cô con dâu được Càn Long yêu thích, cưng chiều, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hoàn Châu cách cách Tiểu Yến Tử. Tuy nhiên Tiểu Yến Tử dù sao cũng chỉ là một nhân vật hư cấu, không có thật ngoài đời.
Trong lịch sử, có cô con dâu khác của Càn Long được coi là "nàng dâu quốc dân", nổi tiếng là rất được cha mẹ, ông bà nhà chồng yêu quý. Nàng là Trang phi Vương Giai thị, phi tử của Gia Khánh hoàng đế.
Theo sử sách ghi chép, Trang phi Vương Giai có cha là một cử nhân nho nhỏ. So với các phi tử khác, xuất thân của nàng có thể nói là rất thấp. Khi Càn Long còn đang tại vị, Vương Giai thị tham gia tuyển tú, trở thành một danh tú nữ. Sau khi qua nhiều vòng tuyển chọn, nàng được phân đến phủ đệ của thập ngũ hoàng tử Vĩnh Diễm (tức Gia Khánh) làm thiếp.
Thực tế, Vương Giai thị có tiếng là xinh đẹp tú lệ lại có nhiều tài năng, rất được hoàng tử Vĩnh Diễm yêu thích, để ý. Tuy nhiên, vì xuất thân không bằng người khác, nàng chỉ có thể cam phận làm thiếp.
Sau khi hoàng tử Vĩnh Diễm lên ngôi, lấy hiệu là Gia Khánh, Vương Giai thị được phong làm Xuân Thường tại. Một thời gian sau lại được tấn phong làm Xuân Quý nhân.
Năm Gia Khánh thứ 6, Vương Giai thị liên tiếp nhận được sủng ái, phong quang không ngừng, được phong làm Cát tần. Có thể nhìn thấy rõ ràng, tuy rằng Vương Giai thị xuất thân không cao nhưng Gia Khánh đế đối xử với nàng vô cùng ưu ái.
Năm Gia Khánh thứ 13, con trai trưởng Mân Ninh (Đạo Quang đế sau này) của Gia Khánh ra đời. Đây là hoàng tử đầu tiên của Gia Khánh, vì vậy ông vô cùng hào hứng, vui vẻ. Mẹ đẻ của hoàng tử Mân Ninh là Lạp thị được trở thành phúc tấn, hậu cung phi tần cũng được tấn chức theo.
Trong đó, Cát tần Vương Giai thị được tấn phong làm Trang phi. Kỳ quái là, Trang phi vốn là phong hào mà Hiếu Trang thái hậu đã dùng qua, không rõ lý do, Gia Khánh đế lại để phi tử của mình sử dụng phong hào này.
Sau khi được lên hàng phi, Trang phi Vương Giai thị càng chứng minh được vị trí của mình, nàng nắm rõ thánh tâm, vì vậy càng được Gia Khánh đế yêu thích không rời.
Không chỉ có thế, Trang phi Vương Giai thị còn biết đối nhân xử thế chu đáo, tận tâm hiếu kính với các bề trên, vô cùng được lòng Thái thượng hoàng, Thái hậu và các bậc trưởng bối khác.
Nàng thường xuyên được khen là khéo léo, tài năng, hiền lương, thục đức, cũng được nhận nhiều ân sủng, quà tặng, khiến nhiều người không khỏi ghen tị.
Đáng tiếc, hồng nhan bạc mệnh, năm Gia Khánh thứ 16, sau khi được tấn phong làm Trang phi ba năm, nàng bệnh nặng không qua khỏi, hương tiêu ngọc vẫn khi còn đang rất trẻ.
Khiến kẻ khác kinh ngạc chính là, Gia Khánh đế vì thương nhớ mỹ nhân tri kỷ, đã tự mình đến tế điện Trang phi. Không chỉ có thể, lúc đó Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu cũng tự mình tham dự tang lễ của Trang phi.
Đường đường là hoàng hậu của Đại Thanh, lại tự thân tham gia lễ tang của phi tử, có thể thấy điều này hiển nhiên không phù hợp với lễ chế. Trong lịch sử thời nhà Thanh cũng là có một không hai, nhiều sử gia đoán rằng đây có lẽ cũng là do Gia Khánh đế sắp xếp.
Tuy nhiên, các sử gia cũng không thể tìm ra nguyên nhân, tại sao Gia Khánh đế đã yêu chiều, cưng sủng Trang phi Vương Giai thị đến thế mà vẫn không tấn chức cho nàng thành Quý phi, cho nàng danh phận cao hơn.
Mặc dù vậy, bất luận thế nào, Trang phi Vương Giai thị ở trong lịch sử nhà Thanh tuyệt đối là một vị phi tử không bình thường.
Xuất thân không cao, lại nhận được vài phân kính trọng của thiên tử Đại Thanh. Không thể không nói, nàng là một trong những mỹ nhân truyền kỳ.