Vi khuẩn Trái đất tấn công Trạm ISS?

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đã lập danh sách tất cả vi sinh vật và nấm trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Họ không rõ chúng có ảnh hưởng đến phi hành gia như thế nào.

Vi khuẩn Trái đất tấn công Trạm ISS?

Trạm ISS là một hệ thống khép kín, trong đó nhiều thí nghiệm được thực hiện, liên quan đến công nghệ vũ trụ. Tuy nhiên, cũng có cả những thí nghiệm về vật lý và vi sinh. Phi hành đoàn được bao quanh bởi một loạt hệ thống duy trì sự sống và bảo đảm an toàn. Trong điều kiện vi hấp dẫn như vậy, cùng với các phi hành gia, còn có cả các “vị khách không mời” – đó là các loại vi khuẩn và nấm. Các nhà khoa học ở NASA quyết định kiểm tra xem các sinh vật nào có thể chinh phục vũ trụ. Kiến thức này có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp đảm bảo an toàn trong những hành trình dài ngày trong vũ trụ hoặc khi sống trong không gian vũ trụ.

Các nhà khoa học thấy rằng, vi sinh vật trên Trạm ISS phần lớn đều dính dáng đến con người. Các loại vi khuẩn được biết đến nhiều nhất là tụ cầu khuẩn, vi khuẩn pantoea và trực khuẩn. Trong số các vi sinh vật trên Trạm ISS còn có các vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội chẳng hạn như tụ cầu vàng (thường sống ở da và mũi người), họ vi khuẩn đường ruột. Trên mặt đất, có thể dễ dàng phát hiện những loại vi khuẩn này trong các phòng tập thể hình, văn phòng, bệnh viện. Điều này cho thấy Trạm ISS cũng giống như môi trường khác, trong đó các vi sinh vật được định hình bởi sự có mặt của con người.

Kiến thức này là rất thiết thực đối với các phi hành gia, bởi vì trong quá trình du hành vũ trụ, sức đề kháng của họ giảm đi, còn việc tiếp cận với các dịch vụ y tế từ Trái đất là rất khó khăn. “Không rõ, những vi khuẩn này có thể gây bệnh cho các phi hành gia trên Trạm ISS hay không. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân và cách thức hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường vũ trụ” – Tiến sĩ Alexander Checinska - Sielaff ở Phòng Thí nghiệm Phản lực của NASA nhấn mạnh.

Theo Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.