Vị hôn thê biến mất lúc nửa đêm, 40 năm hành động của người vợ khiến chồng bội phục

Hơn 40 năm xa cách, cuối cùng Phan Hạc cũng nghe được tin tức của em họ, Phan Hạc muốn gặp gỡ mối tình đầu của mình 1 lần nên đã đề cập chuyện này với vợ. Cứ ngỡ Trương Ấu Lan sẽ ngay lập tức cự tuyệt nhưng không...

Phan Hạc và Trương Ấu Lan.
Phan Hạc và Trương Ấu Lan.
Chuyện tình duyên ngang trái và sự biến mất lúc nửa đêm của cô dâu

Năm 1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, bất kể là dân nghèo hay nhà giàu sang quyền quý đều chạy đi tránh nạn.

Năm 12 tuổi, nhà điêu khắc tài năng Phan Hạc khi đó là một cậu bé cũng trong tình cảnh chạy nạn được bố mẹ đưa đến nhà dì ở Hồng Kông, đó cũng là nơi có một người con gái khiến Phan Hạc nhớ thương day dứt cả đời. 

Dì của Phan Hạc có một cô con gái bằng tuổi Phan Hạc, hai đứa trẻ nhanh chóng trở thành bạn của nhau. Theo thời gian, Phan Hạc nảy sinh tình cảm đặc biệt với cô em họ của mình. Tình cảm không đến từ một phía khi em họ cũng dành sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với anh họ.

Vào thời Dân Quốc, anh em họ kết hôn với nhau không phải là điều quá lạ lẫm. Tuy nhiên, tình cảm giữa hai người vấp phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ.

Trước tiên, chuyên ngành của Phan Hạc là điêu khắc, cô chú của Phan Hạc cho rằng điêu khắc một nghề không hái ra tiền và tương lai vô cùng ảm đạm, họ không yên tâm giao con gái cho Phan Hạc để chịu khổ.

Hơn nữa, thời điểm đó, tư tưởng hiện đại đã bắt đầu du nhập vào Trung Quốc, hôn nhân giữa họ hàng thân thích không còn trở nên phổ biến, gả con gái cho Phan Hạc sẽ chỉ biến họ trở thành trò cười cho mọi người, bởi thế dì của Phan Hạc kiên quyết phản đối hôn sự của đôi trẻ.

Say đắm trong tình ái thì nam hay nữ đều đánh mất lý trí, thế nhưng Phan Hạc vẫn nhạy bén vào thời điểm quan trọng, anh đã nhờ cậy anh trai của mẹ nói vài lời về hôn sự với em họ.

Có sự trợ giúp đắc lực của người cậu, dì của Phan Hạc không thể từ chối nên đành chấp nhận hôn sự của hai người.

Phan Hạc lúc đó vô cùng mừng rỡ khi đợi chờ từng ngày được rước em họ về nhà. Chẳng ngờ, người tính không bằng trời tính, dì của Phan Hạc lặng lẽ đưa con gái rời đi đồng thời cắt đứt mối nhân duyên giữa em họ với Phan Hạc.

Vượt qua cú sốc làm nên thành công và mối lương duyên định mệnh

Hôn thê biến mất không một chút tin tức làm chàng thiếu niên Phan Hạc vô cùng phẫn uất. Đau buồn biến thành động lực khiến Phan Hạc bắt đầu dành hết tâm sức cho tác phẩm điêu khắc của mình.

Thời điểm đó, đa số kiệt tác của Phan Hạc đều khắc họa chân thực hình ảnh cô em họ và cảm xúc chan chứa anh dành cho mối tình đầu của mình, điều đó đã phần nào giúp tay nghề điêu khắc của anh tiến bộ vượt bậc.

Năm 1949, Phan Hạc 24 tuổi trúng tuyển vào Học Viện Nghệ Thuật Hoa Nam Quảng Châu. Do thành tích xuất sắc nên Phan Hạc đặc cách lui tới các khoa "Hoa Nam nghệ thuật" và "Hoa Nam hội họa" trong trường. Tại đây, anh đã gặp được người vợ bên anh suốt cả cuộc đời là Trương Ấu Lan.

Nhắc đến Trương Ấu Lan, cô là một tài nữ nổi tiếng. Năm 14 tuổi, Trương Ấu Lan xuất bản tiểu thuyết trên nhật báo Hong Kong. Năm 15 tuổi, cô theo bố học hội họa, tài năng đang độ nở rộ thì biến cố bất ngờ ập đến, sau một cơn bạo bệnh thì Trương Ấu Lan không may bị mất thính giác.

Thời điểm Phan Hạc làm việc, Trương Ấu Lan thường ngồi bên cạnh và gặp ai cô cũng nhoẻn miệng cười rất tươi. Khoảnh khắc đó, Phan Hạc đem lòng ngưỡng mộ cô nàng khiếm thính với nghị lực phi thường.

Phan Hạc nhận ra Trương Ấu Lan có tâm hồn lương thiện, cô luôn chịu khó quan sát khẩu hình của người đối diện và tương tác với mọi người, Phan Hạc thường sẵn lòng giúp đỡ cô trong công việc và cuộc sống, từ đó tình cảm giữa hai người ngày càng nảy nở những cảm xúc đặc biệt.

Đối với Phan Hạc, cho dù Trương Ấu Lan là người khuyết tật nhưng thế giới của cô vô cùng rực rỡ.

Hôn thê biến mất trong lúc bàn hôn sự, chàng trai quyết định cưới cô nàng khuyết tật và hạnh phúc suốt 64 năm - Ảnh 2.

Năm 1954, sau 6 năm quen biết, Phan Hạc khi đó 30 tuổi kết hôn với Trương Ấu Lan, 22 tuổi. Hôn lễ của hai người vô cùng đơn giản với chi phí 28 tệ (95 ngàn đồng) nhưng điều này không ảnh hưởng đến tình cảm bền chặt của đôi uyên ương.

Cuộc sống sau hôn nhân của cặp đôi vô cùng hạnh phúc, Trương Ấu Lan chăm sóc chồng rất chu đáo và Phan Hạc cũng tôn trọng người vợ khuyết tật của mình. Tổ ấm nhỏ của hai người đầy ắp tiếng cười khi Trương Ấu Lan hạ sinh cho chồng lần lượt 3 người con trai và tất cả đều kế nghiệp điêu khắc của bố.

Hành động cao thượng đến không thể ngờ của người vợ khuyết tật

Có một cuộc hôn nhân yên ấm bên vợ và các con nhưng Phan Hạc vẫn không cách nào buông bỏ được mối tình đầu là cô em họ của mình. Hơn 40 năm xa cách, cuối cùng Phan Hạc cũng nghe được tin tức của em họ, Phan Hạc muốn gặp gỡ mối tình đầu của mình 1 lần nên đã đề cập chuyện này với vợ.

Cứ ngỡ Trương Ấu Lan sẽ ngay lập tức cự tuyệt nhưng không ngờ người vợ tâm lý đã chấp nhận lời thỉnh cầu của chồng. Sau khi thăm em họ trở về, Phan Hạc chứng tỏ niềm tin mà Trương Ấu Lan dành cho anh không hề uổng phí, ông toàn tâm toàn ý hướng về gia đình và tình cảm giữa hai vợ chồng ngày càng thắm thiết.

Hôn thê biến mất trong lúc bàn hôn sự, chàng trai quyết định cưới cô nàng khuyết tật và hạnh phúc suốt 64 năm - Ảnh 6.
Phan Hạc và Trương Ấu Lan đã có cuộc hôn nhân kéo dài 64 năm.
Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ