VEAM - Hội nghị thường niên của các nhà kinh tế Việt Nam

VEAM - Hội nghị thường niên của các nhà kinh tế Việt Nam

(GD&TĐ - Ngày 31/8 tại Đại học Thủy lợi Hà Nội đã khai mạc Hội nghị thường niên của các nhà kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với sự tham dự của đông đảo các nhà kinh tế. Đây là hội nghị kinh tế Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc của các chuyên gia đầu ngành kinh tế quốc tế như GS. Lê Văn Cường (Trường Đại học Paris I, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế lý thuyết công tại Pháp, chuyên gia hàng đầu về kinh tế quốc tế), GS. Ngô Văn Long (Trường Đại học McGill, Canada), GS. Thomas Alban (Trường Kinh tế Toulouse (LERNA), INRA, Pháp). Hiện VEAM đã được tổ chức ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam với số lượng, chất lượng báo cao tăng theo từng năm.

 Sẽ có một chương trình đào tạo quốc tế ngành Kinh tế chất lượng cao, chi phí thấp
Sẽ có một chương trình đào tạo quốc tế ngành Kinh tế chất lượng cao, chi phí thấp

Theo GS.TS Nguyễn Quang Kim - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi (đơn vị đăng cai): Hội nghị có tác dụng to lớn trong việc đưa thông tin tới các nhà nghiên cứu, người học (NCS, Ms, SV) về những định hướng, mức độ, tình chuyên nghiệp, hợp tác trong lĩnh vực Kinh tế học. Để từ đó có thể tìm kiếm, hội tụ được các nhà kinh tế giỏi. Hội nghị đã khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của các nhà kinh tế từ các báo cáo khoa học; khuyến khích các báo cáo viên là giảng viên trong và ngoài trường; tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên của ngành Kinh tế học của trường tham gia. Đây cũng là dịp để Đại học Thủy lợi quảng bá cho ngành Kinh tế học của trường theo định hướng nhằm phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. 

Chiều tối cùng ngày, bên lề Hội nghị đã có cuộc Họp báo giới thiệu dự kiến Chương trình đào tạo quốc tế ngành Kinh tế. Theo GS.TS Nguyễn Quang Kim, dự kiến Chương trình sẽ được mở trong năm học này với khóa đầu sẽ có 1 lớp khoảng từ 60 - 70 sinh viên. Học phí trên cơ sở chi phí thực, nhưng dự kiến sẽ vào khoảng 3.5 triệu đồng/tháng. Sinh viên, giảng viên của các trường đại học đều có thể theo học. Giảng viên của Chương trình sẽ là các giáo sư, tiến sĩ kinh tế uy tín đến từ các đại học trong và ngoài nước. 

Nói rõ hơn về giảng viên của Chương trình này, GS. Lê Văn Cương cho biết: Giảng viên sẽ là các nhà kinh tế có uy tín trong và ngoài nước. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Học viên sẽ được học bằng tiếng Anh. Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên tối thiểu phải có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong nước hay ngoài nước đều được nhưng phải có bài trên tạp chí khoa học và được hội đồng chương trình thẩm định. GS. Lê Văn Cường nhấn mạnh: Đây sẽ là chương trình đào tạo chất lượng cao, tri phí thấp, tận dụng nguồn chất xám của các nhà khoa học trong nước có trình độ quốc tế. Trước mắt dành cho nhu cầu đào tạo trong nước nhưng sẽ hướng tới đào tạo cho cả các nước trong khu vực.

Yên Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỹ cần chặng đường dài để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân, thoát phụ thuộc uranium Nga.

Mỹ bắt đầu thoát uranium Nga

GD&TĐ - Mỹ còn một chặng đường dài để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp uranium Nga, tiến tới đảm bảo an ninh năng lượng Mỹ.