Vé xem trận chung kết lượt về AFF Cup 2018: Mập mờ bán vé online

GD&TĐ - Sau khi VFF mở bán vé online chỉ vài giây, đường truyền bị sập hoàn toàn. VFF bán được hơn 10.000 vé qua kênh online hay không? Đặc biệt, khoảng 3 vạn chỗ ngồi trên sân còn lại sẽ được phân phối minh bạch?

Hệ thống bán vé online qua mạng của VFF
Hệ thống bán vé online qua mạng của VFF

Sập hoàn toàn

Vé trận chung kết AFF Suzuki Cup 2018 của Đội tuyển Việt Nam được VFF bán với 4 mệnh giá gồm: 200.000 đồng (D), 350.000 đồng (C), 500.000 đồng (B) và 600.000 đồng dành cho khán đài A. Mức giá này không hề đắt, nếu như người hâm mộ mua được thông qua kênh bán online.

Anh Văn Chinh, công tác tại Công ty Bạch Kim chia sẻ: “Là một kỹ sư công nghệ thông tin, rất hâm mộ đội tuyển Việt Nam nên tôi đã hy vọng đặt lệnh mua vé qua kênh online của VFF. Nhưng mua vé xem trận chung kết lượt về cũng có chung kết cục hẩm hưu như mua vé xem lượt về bán kết mà thôi. Sáng ngày 10/12, sau vài giây VFF bán vé online tôi đã vào trang web để đặt mua vé nhưng mạng treo ngay từ giây đầu tiên. Hệ thống bán vé online hoàn toàn bị sập. Tôi hoàn toàn không tin VFF bán được vé online vì tôi bấm máy nhanh như thế mà cũng chẳng vào được. Ai mà mua được tấm vé xem trận này, tôi cho là quá tài giỏi”.

- BTC sẽ tiến hành mở bán vé theo 4 đợt: 10h00, 16h00, 22h00 ngày 10/12/2018 và 10h00 ngày 11/12/2018.

- Vé được mở bán từ 10h00 ngày 10/12/2018 đến 12h00 ngày 11/12/2018 hoặc cho đến khi hết vé.

Không mua được vé bằng kênh online, anh Trương Cao Dũng, hơn 10 năm công tác tại VNPT cũng bày tỏ sự quan ngại của mình: ‘Cả ngày thử sức tới hơn 10 lần vào mạng đăng ký mua vé tôi đều thất bại. Màn hình duy nhất hiển thị dòng chữ “Mong quý khách thông cảm về sự cố bất tiện này”, sau mỗi lần tôi truy cập không thành công. Đây là do dường truyền quá kém. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thuê đường truyền quá yếu. Do vậy, chỉ cần vài nghìn lượt truy cập cùng lúc vào đặt mua vé, sẽ quá tải, trang mạng sẽ sập”.

Giá chợ đen cao ngất ngưởng

Ngỡ tưởng cách bán vé qua mạng, thay thế cho cách bán truyền thống sẽ khách quan, giúp người mua dễ dàng hơn nhưng xem ra VFF cũng thất bại. Nhiều nghi vấn được đặt ra: VFF có bán vé qua đường online? Có bao nhiêu người hâm mộ may mắn sở hữu tấm vé và liệu có đúng như số liệu mà VFF đã “hứa” trước công chúng? Ngoài số vé qua mạng, khoảng 3 vạn vé còn lại VFF phân phối như thế nào? Người hâm mộ rất cần lời giải thích minh bạch từ phía VFF về vấn đề này.

Ngay trong ngày 10/12, một phe vé chuyên nghiệp thông tin: “Chưa có vé bán vì hôm nay VFF mới mở bán online, phải ngày kia, ngày kìa VFF xuất vé thì trên thị trường mới có vé bán. Giá cả đắt rẻ như thế nào, tùy thuộc vào thị trường, tôi không hứa trước”.

“Đặt mua vé online thất bại nhưng trên thực tế người hâm mộ lại được các cò vé rao với giá cắt cổ, tăng gấp chục lần so với giá gốc, trong khi vé trận chung kết lượt đi, giá chợ đen ở Malaysia chỉ bán chênh 3 lần, khoảng 200.000 VNĐ/vé mà thôi. Chẳng hạn, trận chung kết lượt về diễn ra trên sân Mỹ Đình, vé khán đài D, giá gốc có 200.000 đồng/vé thì cò đòi bán với giá 4.200.000 đồng/cặp. Vé loại B giá gốc 500.000 đồng thì chợ đen thổi giá lên 10 triệu/cặp. Tương tự khán đài A, cò vé đòi giá 15 triệu/cặp. Dự báo, nếu đến sát ngày thi đấu, giá vé có thể đạt ngưỡng 20 triệu đồng/cặp” - anh Dũng cho biết thêm.

Có minh bạch hay không trong việc VFF chọn bán vé qua kênh online, người hâm mộ đang chờ câu trả lời thỏa đáng nhất từ phía Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.