Vệ sinh bàn chải đúng cách để bảo vệ răng miệng

Trên thực tế, bàn chải đánh răng thường được để trong phòng tắm nhất là ở thành phố. Trong khi phòng tắm gần nhà vệ sinh và là môi trường ẩm, có thể khiến nhiều vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. 

Vệ sinh bàn chải đúng cách để bảo vệ răng miệng

Vậy, vệ sinh bàn chải như thế nào, khi nào cần thay bàn chải là điều mà nhiều người cần quan tâm.

Cách vệ sinh bàn chải

Nếu bàn chải để ở nơi ẩm thấp có thể lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình chải răng. Vì vậy, nơi lý tưởng để bảo quản bàn chải răng là để ở nơi khô ráo, nếu có điều kiện để ở cửa sổ có ánh nắng là tốt nhất.

Để vệ sinh bản chải đúng cách cần làm những việc sau đây: Sau khi chải răng xong cần để dựng đứng bàn chải, có thể để trong cốc thủy tinh hoặc kệ có thể đặt đứng bàn chải giúp có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.

Trên thực tế, nhiều người có thói quen chải răng xong thường để bàn chải ngay kệ dưới gương trong phòng tắm hoặc để nằm ngang trên cốc dùng để chải răng điều này khiến bàn chải không khô và ráo nước nhanh được dễ dẫn đến nhiễm vi khuẩn.

Vì vậy, sau mỗi lần chải răng và trước khi lấy kem đánh răng để chải răng cầm bàn chải rửa sạch qua với nước ít nhất trong 1-2 phút, nhằm loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn bám ở bàn chải.

Nếu có điều kiện rửa bằng nước sôi 1 lần/tuần thì càng tốt để loại bỏ vi khuẩn còn bám trụ trong bàn chải rất hiệu quả. Không nên dùng chung bàn chải với người khác để tránh lây lan các vi khuẩn gây bệnh và nước miếng có hại.

Khi nào cần thay bàn chải?

Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, Mỗi người cần thay bàn chải đánh răng trước khi lông bàn chải bị sờn hay loe ra 2 bên. Nhìn chung, chúng ta nên thay bàn chải đánh răng sau 3 - 4 tháng sử dụng vì dùng lâu, các sợi nylon tòe ra, giảm khả năng chải sạch răng.

Không chỉ thế, khi đã sử dụng quá lâu, các vi khuẩn sẽ bám lại phần chân lông và gây nguy hiểm cho chúng ta. Các vi khuẩn này có thể di chuyển ngược trở lại miệng và gây nên các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu…

Đối với người bị ốm thì nên dùng bàn chải mới ngay khi phát hiện bệnh và thay bàn chải khác ngay sau khi bệnh thuyên giảm và khoẻ lại bình thường.

Vì người ốm nhất là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp thì cần thay bàn chải để phòng nhiễm bệnh tái phát do nhiễm mầm gây bệnh còn dính lại trong bàn chải.

Ngoài ra, khi màu sắc lông bàn chải đánh răng thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cần thay bàn chải đánh răng khác.

Nếu một người nào đó trong gia đình bị bệnh, hãy để bàn chải tách riêng ra. Người ta cũng khuyên là nên sử dụng kem đánh răng khác để ngăn ngừa vi trùng lây lan đến bàn chải đánh răng.

Nếu như trong miệng đang có vết thương thì những vi khuẩn này sẽ lập tức tấn công gây ra tình trạng viêm loét miệng.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.