Về nơi ghi dấu ngày 27/7

Về nơi ghi dấu ngày 27/7

Là một tỉnh thuộc trung tâm an toàn khucách mạng, cán bộ và nhân dân Thái Nguyên đã có nhiều cống hiến, hi sinh trong lịchsử bảo vệ và xây dựng tổ quốc, quê hương. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, đềnơn đáp nghĩa, trong những năm qua Thái Nguyên luôn chú trọng quan tâm chăm locho người có công, thương bệnh binh, đối tượng và gia đình chính sách.

Với trách nhiệm, sự quyết tâm và nỗ lựclớn của các cơ quan chức năng và những người thực hiện, đến nay toàn tỉnh khôngcó tồn đọng về hồ sơ đối tượng chính sách. Thái Nguyên trở thành một trong nhữngtỉnh sớm nhất trong cả nước hoàn thành việc rà soát hồ sơ người có công vớicách mạng. Nhờ đó, việc giải quyết chi hỗ trợ được tiến hành rất thuận lợi, kịpthời, đảm bảo.

Về nơi ghi dấu ngày 27/7 ảnh 1
 Hằng năm, Trung tâm Điều dưỡng người có công (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) luôn đón tiếp, chăm sóc, điều dưỡng cho hàng ngàn người có công.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyênđang quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho trên 21.000 đối tượng ngườicó công và thân nhân người có công theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người cócông với cách mạng (Trong đó có: 69 người hoạt động cách mạng trước ngày01/01/1945 và từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945; 03 anhhùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;25 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 4.400 thương binh; 1.200 bệnh binh; 9.500 người hoạtđộng kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độchóa học, và trên 5.900 người là thân nhân liệt sĩ, thân nhân người có công).

"Trongnhững năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành,địa phương tích cực triển khai, trở thành hoạt động ý nghĩa và lan tỏa sâu rộng.Các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời, đúngquy định. Các hoạt động chăm sóc, ủng hộ, giúp đỡ người có công được duy trìthường xuyên, với các hình thức phong phú, được xã hội hóa rộng rãi, huy độngđược nhiều nguồn lực tham gia. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào công tácđảm bảo an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh".

Đồng chí Trịnh ViệtHùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TháiNguyên đánh giá.  

Thực hiện Quyết định số22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ về nhà ở cho hộgia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, toàn tỉnh đã thực hiệnhỗ trợ về nhà ở cho 8.912 hộ (3.441 hộ xây mới và 5.471 hộ sửa chữa), với số tiềnhơn 247 tỷ đồng.

Công tác vận động xây dựng Quỹ Đền ơnđáp nghĩa hằng năm đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh, qua đó đãnhận được sự ủng hộ đóng góp của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

Trong giai đoạn 5 năm (2015 -2019), toàn tỉnh đã vận động đóng góp xây dựng Quỹ Đềnơn đáp nghĩa đạt hơn 30 tỷ đồng. Quỹ được sử dụngcho việc thăm hỏi, tặng quà, chăm sóc, hỗ trợ sửa chữavà xây dựng nhà ở cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh vàgia đình người có công với cách mạng.

Về nơi ghi dấu ngày 27/7 ảnh 2
 Khu Di tích lịch sử quốc gia, địa điểm công bố ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ những ngày này luôn tấp lập các đoàn khách từ khắp mọi miền Tổ quốc về thăm viếng.

Tại Trung tâm Điều dưỡng người có công(Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), mỗi năm cán bộ nhân viên ở đây đón khoảng2.000 lượt người được hưởng chế độ. Với chế độ hơn 2 triệu đồng/người cho mỗi đợtnghỉ điều dưỡng 6 ngày, những người thuộc diện chính sách đến đây được thămkhám, tư vấn sức khỏe chu đáo, có phòng đọc sách báo và không gian nghỉ ngơi thưgiãn như chơi bóng bàn, chơi cờ, giao lưu văn nghệ… Các bác không chỉ được loăn nghỉ đảm bảo, đi thăm các di tích và cảnh quan, mà quan trọng là còn đượcquan tâm chăm chút về tinh thần, tình cảm.

"Được thế hệ hôm nay đón tiếp trách nhiệm,nhiệt tình, quan tâm chu đáo, chúng tôi thấy rất phấn khởi. Được gặp lại anh embạn bè đồng đội, hàn huyên ôn lại câu chuyện lịch sử, cảm thấy ý nghĩa lắm" -bác Dương Quang Tập, 73 tuổi, trú tại phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên chia sẻ.

Bên cạnh công tác chăm lo người có công,tỉnh cũng huy động hiệu quả các nguồn lực để tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các côngtrình ghi công liệt sĩ. Di tích lịch sử quốc gia địa điểm lưu niệm các Thanhniên xung phong Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá (12/1972) thuộc phường Gia Sàng,TP. Thái Nguyên được tu bổ, tôn tạo khang trang chủ yếu bằng kinh phí do nhândân, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân chung tay đóng góp, đã trở thành "địa chỉ đỏ"thu hút khách thăm quan trong hành trình về nguồn tại quê hương cách mạng TháiNguyên.

Về nơi ghi dấu ngày 27/7 ảnh 3
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tiến hành cất bốc hài cốt, xác định danh tính của hơn 30 quân nhân, công nhân viên quốc phòng hy sinh tại xã La Bằng từ năm 1947.

Di tích lịch sử quốc gia Địa điểmcông bố ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ) đượctu bổ với khuôn viên rộng rãi, cùng với Quảng trường 27/7 gắn liền với quần thểdi tích là nơi phục vụ các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống, tổ chứccác sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.

Đối với huyện Đại Từ - một địaphương làm tốt công tác này, hiện nay tổng số đối tượng được hưởng chính sách chongười có công là 3.520 người, với tổng kinh phí chi trả trợ cấp hơn 7 tỷ đồng/tháng.Những năm gần đây, huyện còn huy động các cơ quan, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệpđóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, trung bình khoảng 400 triệu/năm, dùng để hỗ trợsửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình người có công trên địa bàn.

Cùng với việc tu bổ, tôn tạocác di tích, công trình ghi công liệt sĩ, huyện cũng tiếp tục duy trì việc tìmkiếm hài cốt, quy tập mộ liệt sĩ. Gần nhất, ngày 22/7 vừa qua, được sự chỉ đạocủa Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thái Nguyên và sự hỗ trợ của các đơn vị chức năng nhưSở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quânsự huyện Đại Từ đã tiến hành cất bốc hài cốt, xác định danh tính của hơn 30quân nhân, công nhân viên quốc phòng hi sinh tại xã La Bằng từ năm 1947, quy tậpvề nghĩa trang liệt sĩ của huyện.

Ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyệnủy, Chủ tịch HĐND huyện Đại Từ nhấn mạnh: "Việc chăm lo cho người có công, giađình chính sách vừa là thực hiện trách nhiệm, thể hiện lòng biết ơn và sự quantâm, đồng thời cũng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻngày hôm nay".

Với sự tích cực của các cấp ngành chứcnăng cùng các địa phương trong toàn tỉnh, Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả côngtác chăm lo người có công, đền ơn đáp nghĩa. Những việc làm thiết thực đó vừathể hiện trách nhiệm, đồng thời có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo lý uống nướcnhớ nguồn với thế hệ hôm nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ