Tán nhiệt cho cơ thể, chủ yếu thông qua khúc xạ, truyền dẫn, đối lưu và bốc hơi mồ hôi để thực hiện. Trong môi trường nhiệt độ cao hoặc do lao động (vận động) mà làm cho cơ thể sản sinh nhiệt tăng lên, tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, mồ hôi này bám bên ngoài da.
Khi đổ mồ hôi vào mùa hè thì mồ hôi từ dạng nước sẽ nhanh chuyển hóa thành dạng hơi, sẽ mang đi nhiệt lượng lớn, có tác dụng tán nhiệt giảm nhiệt độ.
Thực nghiệm cho biết, bốc hơi 1 ml mồ hôi, có thể mang đi theo 0,58 kilô calo nhiệt lượng. Do đó, nếu sau khi ra mồ hôi mà lau khô ngay, thì sẽ không phát huy được tác dụng bốc hơi tán nhiệt của mồ hôi.
Do nhiệt lượng không được tán phát khi đổ mồ hôi vào mùa hè, tuyến mồ hôi cũng sẽ còn tiếp tục tiết ra, như vậy, các thành phần muối, vitamin trong cơ thể cũng theo mồ hôi tiết ra nhiều mà bị tiêu hao theo, không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, chú ý không nên dùng nước lạnh hoặc khăn lạnh để lau trừ mồ hôi. Vì khi ngoài da bị kích thích lạnh, lỗ chân lông sẽ lập tức khép kín, mao quản cũng sẽ rút lại, bên ngoài da tuy mát, nhưng tích nhiệt trong cơ thể thì không bốc ra ngoài được, ngược lại sẽ sản sinh ra cảm giác oi nóng.
Nếu dùng nước nóng, khăn mặt nóng để lau mồ hôi, bề mặt da bị nóng kích thích, lỗ chân lông mở ra nhanh chóng, mao quản cũng giãn theo, nhiệt lượng sẽ được phát tán ra rất nhiều và rất nhanh, cơ thể sẽ rất nhanh chóng cảm thấy mát và dễ chịu.