"Vàng giả" tinh vi hơn: Thích khoe của dễ dính quả lừa

Muốn tránh mua phải "vàng giả", chỉ nên mua vàng trang sức trọng lượng nhỏ vì vàng lẫn tạp chất sẽ khó chế tác được các trang sức tinh xảo.

"Vàng giả" tinh vi hơn: Thích khoe của dễ dính quả lừa

Trên thị trường từ 5-7 năm trước đã xuất hiện "vàng giả", loại vàng có lẫn quá nhiều tạp chất nhưng vẫn được máy xác định tuổi 99,9%. Hiện nay, việc xuất hiện loại tạp chất nếu được phân kim lại cho độ vàng chỉ có 40-50% khiến người tiêu dùng rất hoang mang.

Theo An ninh thủ đô, từ cuối năm 2015, các chuyên gia Hồng Kông phát hiện thỏi vàng giả gồm một lớp vàng nguyên chất phủ bên ngoài, phía bên trong lõi vàng được kết cấu bằng một hợp kim có những đặc tính như vàng thật.

Vàng giả lẫn tạp chất.

Nguyên tắc để tạo nên thỏi vàng giả được thực hiện bằng cách trộn theo tỷ lệ 51% vàng thật với đồng, nikel, sắt và một số kim loại hiếm như osmium, indium, ruthenium và rhodium.

GS. TSKH. Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý - Vàng và Trang sức Việt Nam cho rằng, càng ngày các loại vật liệu được độn vào vàng nguyên liệu bán lậu qua đường biên giới càng tinh vi hơn so với trước đây khoảng 5 -7 năm và ảnh hưởng đặc biệt tới chất lượng vàng xuất khẩu của Việt Nam.

Vàng nguyên liệu có lẫn tạp chất sau khi được nhập về sẽ do thợ kim hoàn nung lên và đo lại được vàng 99,9 hay 99,99% và đưa đi chế tác thành trang sức. Do vậy, nếu là loại tạp chất thông thường mà các máy đo ở các cửa hàng vàng phát hiện ra, vàng ở đó sẽ đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, nếu là tạp chất khác chưa được cài đặt trong máy đo để xác định thì đó lại chưa hoàn toàn là vàng thật.

Hiện nay, tại các viện nghiên cứu ở các trường Đại học tại Hà Nội mới có các thiết bị máy đo như vậy để lọc được vàng và tạp chất riêng. Bên cạnh đó, vàng 99 hoặc 99.99 mới có thể đúc được các trang sức. Nếu người dân mua vàng trang sức thì hoàn toàn có thể tin tưởng được, không bị lo vàng giả.

"Còn đối với các nhà chế tác trang sức, việc mua phải hàng chào mời, hàng lậu là họ đã tự đặt ra rủi ro cho mình có thể sẽ mua phải vàng giả. Nếu vậy, sau phân kim vàng thì ít mà tạp chất thì nhiều, chủ hàng đó phải chịu khoản lỗ. Nếu họ bán vàng 4 số 9 mà chất lượng không đúng 4 số thì rõ ràng, chủ đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì bán hàng kém chất lượng, không đúng cam kết" - GS. Phan Trường Thị nói.

"Khoe của" đeo vàng to có thể là vàng giả

Cũng chung nhận định này, TS. Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho hay, có nhiều cách để đo độ tuổi của vàng.

Cách thông thường là dùng máy thử vàng, hiện nay, nhiều cửa hàng ở Việt Nam sử dụng máy thử vàng bằng nước thông thường. Loại máy này chỉ xác định được khoảng 17, 18 kim loại tạp chất, do vậy nếu là các loại hóa chất khác không nằm trong loại này thì không thể xác định được nên vẫn cho độ vàng cao.

Loại khác là máy thử vàng quang phổ có thể xác định được các loại tạp chất khác, miễn sao nó nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Song loại này rất đắt có giá khoảng vài tỷ đồng.

Nếu không sử dụng máy thử, các tiệm kim hoàn có thể dùng cách dùng máy nấu vàng để đo độ nóng chảy. Cách này tùy thuộc vào kinh nghiệm của các thợ và cũng không thể chính xác hoàn toàn. "Dân trong nghề" sẽ biết độ nóng chảy của vàng là khoảng bao nhiêu và trong bao lâu. Ví dụ vàng không có chất độn sẽ chảy trong 1 phút nhưng vàng có lẫn tạp chất thì thường sẽ mất lâu hơn khoảng 3-5 phút.

Trong khi đặt vấn đề rằng người dân có thể mua phải vàng độn, vàng nguyên liệu lẫn quá nhiều tạp chất như trên, TS. Bùi Quang Tín cho rằng, có khả năng như vậy song cũng có cách để người tiêu dùng - người hưởng lợi cuối cùng của mặt hàng tránh được việc mua phải "vàng giả".

Chế tác vàng lẫn tạp chất là rất khó.

Theo TS. Tín, loại vàng có lẫn tạp chất thường khó chế tác hơn và dùng để chế tác là dường như không khả thi.

Thông thường, vàng nguyên liệu khi mua về sẽ qua một giai đoạn phân kim rồi mới chế tác. Que hàn được sử dụng để chế tác lại có nhiệt độ thấp. Nên nếu dùng loại vàng có tạp chất thì sẽ rất khó để chế tác những sản phẩm vàng tinh xảo. Do vậy, nếu mua những sản phẩm vàng tinh xảo, chi tiết thì sẽ khó có khả năng đó là vàng giả, lẫn tạp chất... Như vậy, người tiêu dùng sẽ không lo mua phải vàng giả.

Nhưng trong trường hợp chủ tiệm kim hoàn bán trực tiếp sản phẩm vàng có lẫn tạp chất ra thị trường, người tiêu dùng hoàn toàn sẽ bị thiệt.

Hoặc tiệm kim hoàn có thể chế tác "ăn gian" vàng nữ trang từ hiện là 7 tuổi (70%) vàng bị hạ thấp độ tuổi xuống thành vàng 6 tuổi (tức 60%) với ít độ tinh xảo hơn.

Do vậy, người tiêu dùng chỉ nên chọn mua các sản phẩm vàng trang sức được chế tác tinh xảo, vàng có trọng lượng nhỏ, vừa để tránh khả năng mua phải vàng giả.

"Một số người chuộng vàng thường đeo những loại trang sức lớn, 5 lượng, 10 lượng trên người để "khoe của". Nhưng chính những trường hợp đó lại dễ gặp phải vàng tạp chất" - TS. Tín nói.

Cũng theo vị chuyên gia, dẫu biết tình trạng ăn gian, mua vàng lậu, vàng độn rất nhiều hiện nay, có những cửa tiệm còn bị đổi không cả chục kg vàng tạp chất mà không phát hiện ra là rất nhiều. Tuy nhiên, kiến thức về pháp luật của người dân còn hạn chế nên việc trình báo công an, đưa tới các viện để xét nghiệm... là rất ít, thậm chí còn sợ sệt.

Chủ tiệm khi gặp cảnh lừa thường chịu luôn, coi như "thua keo này ta bày keo khác", chịu trắng tay. Thêm nữa lại là loại mua bán trao tay, không có hóa đơn, chứng từ. Điều này khiến cho việc vàng giả, vàng lậu vẫn từ nước ngoài tràn về Việt Nam theo đủ các hình thức và tinh vi hơn.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Cây xanh 'thần bí'

GD&TĐ - Không chỉ có công dụng thu nhận khí CO2 và tạo ra khí O2 cần thiết cho sự sống, một số loại cây còn ẩn chứa những đặc điểm và công dụng tuyệt vời.
Binh sĩ thuộc Đội chiến đấu Lữ đoàn 1, Sư đoàn Dù 82 của quân đội Mỹ.

Điều gì đã xảy ra với quân đội Mỹ?

GD&TĐ - Ngày thứ bảy lần ba của tháng 5 được Mỹ vinh danh là Ngày Lực lượng Vũ trang, một ngày lễ tôn vinh tất cả các thành viên của quân đội nước này.