“Xuất khẩu” truyện tranh Việt

GD&TĐ - Sau khoảng 30 năm Việt Nam mất thế cân bằng “nhập siêu” truyện tranh, thì mới đây một vài tín hiệu vui xuất hiện khi một số truyện tranh “made in Việt Nam” sắp được phát hành tại nước ngoài.

NXB Pan Macmillan (Anh) mua bản quyền toàn cầu (trừ tiếng Việt tại thị trường Việt Nam) từ NXB Kim Đồng.
NXB Pan Macmillan (Anh) mua bản quyền toàn cầu (trừ tiếng Việt tại thị trường Việt Nam) từ NXB Kim Đồng.

“Chang hoang dã - Gấu” (cuốn đầu tiên trong series artbook - truyện tranh “Chang hoang dã”) của tác giả Trang Nguyễn - Jeet Zdung được NXB Pan Macmillan của Anh mua bản quyền toàn cầu (trừ tiếng Việt tại thị trường Việt Nam) từ NXB Kim Đồng.

Phiên bản của Anh hiện đang được in, chuẩn bị ra mắt; phiên bản của Mỹ sẽ ra mắt vào tháng 9/2021.

Thưa thớt truyện tranh Việt

Truyện tranh Việt Nam vốn là một câu chuyện dài và đầy phức tạp. Nếu tính từ những năm 1990 đến nay đã 30 năm trôi qua, việc xuất bản truyện tranh ở Việt Nam có bước chuyển mình khi nhà xuất bản Kim Đồng phát hành bộ manga lừng danh Doraemon của tác giả Fujiko F. Fujio.

Lần đầu tiên những người làm xuất bản nước ta nhận ra bên cạnh tính giáo dục, truyện tranh còn có thể mang đậm tính giải trí và tạo ra tác động tốt đến thẩm mỹ.

Suốt hàng chục năm, truyện tranh Việt ảm đạm được thay thế bằng dòng truyện tranh nhập ngoại. Mãi đến năm 2002, khoảng trống ấy mới được bù đắp bởi “Thần đồng đất Việt”. Tuy nhiên, độc giả vừa đọc bộ truyện này vừa phải chứng kiến cảnh tranh chấp về tác quyền giữa tác giả và đơn vị sở hữu tác phẩm.

Sau “Thần đồng đất Việt”, bộ truyện tranh “Đất rồng” của nhóm tác giả Đinh Việt Phương - Đỗ Như Trang - Lê Lam Viên ra đời năm 2012 nhận “mưa” lời khen ngợi khi đoạt giải trong một cuộc thi truyện tranh do Nhật Bản tổ chức. Tuy nhiên, bộ truyện này lại không có nhiều thành công trong quãng thời gian về sau.

Điểm qua thị trường truyện tranh Việt thời kỳ này có một số tác giả trẻ nổi bật, như Chi Còi với “Ma nữ nhà tôi” và “Các vị thần Hy Lạp”, Lâm Hoàng Trúc với “Đường hoa”, Phan Kim Thanh với “Cuộc sống của Vàng Vàng” và “After Life” (Sau cái chết), “Bad luck” của Nguyễn Huỳnh Bảo Châu...

Đến năm 2016, “Địa ngục môn” của Can Tiểu Hy và tập 1 của “Long Thần Tướng” được trao giải Bạc ở Cuộc thi International Manga Award lần thứ 9 tại Nhật Bản. Từ lúc này, truyện tranh “made in Việt Nam” mới thực sự được nhiều người để ý đến. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì bộ truyện dần chìm vào quên lãng, hoặc rất ít người tìm đọc.

Mới đây, giải Dế Mèn lần thứ 2 được trao nhằm tìm kiếm và tôn vinh các sáng tác, trình diễn nghệ thuật - giải trí xuất sắc “của thiếu nhi” hoặc “vì thiếu nhi” cho một số truyện tranh. Tác phẩm “Đi trốn” chân thật, đậm chất hoài niệm, thì bộ sách tranh “Khác biệt mới tuyệt làm sao” gồm 4 cuốn lại dí dỏm, hiện đại và “bắt trend” tài tình.

Cùng với đó, “Ly & Chũn - Tết là nhất, nhất là Tết!” được ban giám khảo ghi nhận một bước tiến mới của chàng trai 9X Mèo Mốc - một “hiện tượng truyện tranh” đã có đủ độ chín, sức bền và sức bật.

Tuy nhiên, chưa thể khẳng định liệu những bộ truyện tranh vừa nêu có thể đến tay đông đảo bạn đọc. Càng không thể khẳng định những bộ sách truyện ấy có tạo ra được “lịch sử”, có sức tồn tại trên thị trường truyện tranh Việt hay không.

“Xuất khẩu” bộ truyện thiên nhiên

Qua bộ truyện tranh, Trang Nguyễn nhắn nhủ thông điệp bảo vệ thiên nhiên.

Qua bộ truyện tranh, Trang Nguyễn nhắn nhủ thông điệp bảo vệ thiên nhiên. 

“Chang hoang dã – Gấu” là cuốn artbook đầu tiên trong series tranh truyện “Chang hoang dã” của nhà bảo tồn động vật hoang dã Trang Nguyễn.

Cuốn sách kể về hành trình của Chang - cô gái nhỏ bé nhưng có ước mơ cháy bỏng và khao khát bảo vệ sự sinh tồn cho những loài động vật hoang dã đang bị đẩy vào bờ vực tuyệt chủng do những tác động xấu của con người.

Từ cuộc gặp Sorya, một cô gấu chó được Trung tâm Cứu hộ Gấu giải cứu thành công khỏi tay những kẻ buôn bán động vật hoang dã, Chang đã đặt ra quyết tâm đưa Sorya trở về với Mẹ thiên nhiên.

Những loài động vật hoang dã được tái hiện trong hơn 120 bức tranh vẽ tay hoàn toàn bằng màu nước của họa sĩ Jeet Zdung.

Để thực hiện dự án sách tranh “Chang hoang dã”, họa sĩ Jeet Zdung được đích thân tác giả “đặt hàng” và “biệt phái vào rừng” suốt hai tháng ròng rã. Từ những trải nghiệm có thật trong rừng, qua quá trình quan sát và kí họa động thực vật đã giúp họa sĩ Jeet Zdung cho ra đời hàng trăm bức vẽ nhân vật rất giàu cảm xúc, đầy biến hóa.

Đầy ắp thông tin về loài gấu nói riêng và các loài động thực vật trong rừng nói chung, “Chang hoang dã - Gấu” không chỉ giúp bạn đọc hình dung về nghề nghiệp đặc biệt, vốn ít dành cho phụ nữ là bảo tồn động vật hoang dã.

Cuốn sách còn ghi lại toàn bộ hành trình xúc động của tình bạn giữa con người và thiên nhiên, cổ vũ chúng ta dám mơ ước và nỗ lực thực hiện những điều nhỏ bé để bảo tồn sự sống cho Trái đất.

Từ cuộc gặp gỡ đặc biệt với Sorya và hành trình trở về nơi hoang dã, Trang Nguyễn đem đến cảm nhận xúc động và đầy giá trị về tình bạn của con người và tự nhiên. Chỉ cần có tấm lòng với thiên nhiên, con người sẽ thấy khả năng vô hạn của mình.

“Chang hoang dã – Gấu” không đơn thuần là câu chuyện của một cô gái theo đuổi ước mơ. Trang Nguyễn và câu chuyện của cô có sức ảnh hưởng lớn lao trong cộng đồng.

Mỗi việc làm cụ thể, mỗi nấc thang trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã của Trang Nguyễn giúp chúng ta hiểu hơn ý nghĩa của nghề bảo tồn động vật hoang dã. Từ đó thay đổi nhận thức và góp phần nhỏ bé để bảo vệ môi trường tự nhiên.

“Chang hoang dã – Gấu” được Pan Macmillan bán bản quyền sang 5 nước: Mỹ, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Phiên bản của Anh hiện đang được in, chuẩn bị ra mắt; phiên bản của Mỹ sẽ ra mắt vào tháng 9 năm nay. 100% lợi nhuận của tác giả Trang Nguyễn được sử dụng để phục vụ cho các dự án bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.