Truyện tranh Việt: Đừng đánh mất “chiếc bánh ngon“

GD&TĐ - Ở Nhật Bản, truyện tranh được xem là một nền công nghiệp, không chỉ đóng góp rất lớn vào nền kinh tế, truyện tranh còn là một kênh quảng bá văn hóa dân tộc rất hữu hiệu, không kém gì phim ảnh hay các loại hình nghệ thuật khác. Nhưng ở Việt Nam, lâu nay nhiều người vẫn cho rằng truyện tranh chỉ là loại hình giải trí dành cho thiếu nhi. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến truyện tranh Việt trôi lềnh bềnh mà chưa khẳng định được vị trí trên thị trường đọc.

Không ngừng nỗ lực và sáng tạo để ngày càng hấp dẫn hơn, nhưng nếu chúng ta chưa thay đổi được quan niệm cũ thì truyện tranh chưa thể có được vị trí xứng đáng trên thị trường đọc.
Không ngừng nỗ lực và sáng tạo để ngày càng hấp dẫn hơn, nhưng nếu chúng ta chưa thay đổi được quan niệm cũ thì truyện tranh chưa thể có được vị trí xứng đáng trên thị trường đọc.

Cần đẩy xa những giới hạn

Tại Wallonie - Bruxelles (Bỉ), nơi được mệnh danh là xứ sở của truyện tranh, từ gần một thế kỷ nay, người ta vẫn thường gọi truyện tranh là nền nghệ thuật thứ 9.

Cho đến nay, hơn một nửa lượng sách được xuất bản hay sản xuất tại Bỉ đều là những album truyện tranh. Các chủ đề được đề cập tới trong truyện tranh của Wallonie và Bruxelles phản ánh muôn mặt của đời sống xã hội, hiện thực xã hội cũng như những hình dung mong đợi về xã hội đó.

Các chuyên gia đến từ Bỉ cho biết, ở Bỉ, người lớn thường xuyên đọc truyện tranh. Truyện tranh được đăng thành nhiều kỳ trên các ấn phẩm, báo chí chính thống để người đọc theo dõi. Và khi người lớn tham gia vào thế giới truyện tranh, họ sẽ khuyến khích con họ cùng đọc, và điều đó đã giúp cho truyện tranh - nền nghệ thuật thứ 9 phát triển rất mạnh mẽ ở quốc gia này.

Trở lại thị trường truyện tranh Việt, nhìn ở góc độ khách quan, truyện tranh không ngừng nỗ lực và sáng tạo để ngày càng hấp dẫn hơn, nhưng nếu chúng ta chưa thay đổi được quan niệm cũ thì truyện tranh vẫn chưa thể có được vị trí xứng đáng.

Một nguyên nhân được người trong cuộc nêu ra là do nhiều người trong xã hội, đặc biệt là nhiều phụ huynh vẫn cách nhìn chưa đúng đắn về truyện tranh, rồi chính sách ưu đãi của Nhà nước với các họa sỹ vẽ truyện tranh chưa thỏa đáng... nên truyện tranh ở Việt Nam phát triển chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, dù độc giả ủng hộ truyện tranh Việt đã tăng lên khá nhiều, tuy nhiên truyện tranh Việt khó mà cạnh tranh với truyện tranh nước ngoài bởi chúng ta là “người đến sau".

Vì sao truyện tranh Việt không có chỗ đứng trên thị trường nội địa? Khác hẳn với những nước có ngành công nghiệp truyện tranh phát triển với những tập đoàn lớn, tiềm lực tài chính vững vàng, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và mỗi khi triển khai những dự án mới đều có đội ngũ nghệ sĩ rất đông cùng phối hợp thực hiện, truyện tranh Việt Nam luôn chỉ là sự sáng tạo nhiệt tình và liều lĩnh của một hoặc một nhóm họa sĩ nào đó, nếu không thì cũng rơi vào một thương vụ manh mún nhỏ lẻ, may thì thành công, kém thì chết yểu.

Chúng ta chưa có được đội ngũ sáng tác cũng như các cơ sở đào tạo để có được đội ngũ sáng tác, chưa kể để phát triển loại hình này cần có một công nghệ sản xuất truyện tranh cũng như một kế hoạch phát triển những sản phẩm phụ trợ đi kèm.

Trò chuyện cùng sách

Trước nguy cơ đánh mất "chiếc bánh ngon" vào tay nước ngoài, thị trường truyện tranh Việt đang có những đổi mới và sáng tạo nhằm khẳng định vị thế riêng của mình. Ngày 9-9, Nhã Nam tổ chức chương trình nói chuyện về sách (The Book Talk) với chủ đề "Truyện tranh Việt Nam đang lớn lên như thế nào?". Chương trình có sự tham gia của các tác giả, những người chuyên môn thảo luận để có cái nhìn tổng quan về truyện tranh Việt hiện nay: Phan Kim Thanh, Nguyễn Huỳnh Bảo Châu...

Tình hình sáng tác truyện tranh Việt trong những năm vừa qua đã có những nét khởi sắc như thế nào? Một nhận định rằng trong thị trường hiện nay những tác phẩm nổi trội lên phổ biến là những truyện tranh ngắn, tình huống và kết thúc diễn ra trong một vài trang, trong khi những truyện tranh dài tuyến cốt truyện và tuyến nhân vật dài hơi là khá thiếu?

Với những truyện tranh ngắn, một hiện tượng đáng thấy là khi có một lượng fan nhất định sẽ có những nội dung có sự can thiệp của quảng cáo và các nhãn hàng, điều này có dẫn đến sự mất chất? Xuất bản truyện tranh ở Việt Nam có khó không? Có hay không tâm lý ngại truyện tranh Việt của các nhà xuất bản? Tương lai nào cho những truyện tranh dài?... là những đề tài được đề cập đến trong The Book Talk lần này.

Tuy còn "lép vế" so với những thị trường truyện tranh lớn trên thế giới nhưng trong một vài năm trở lại đây, thị trường truyện tranh Việt đang dần trở nên sôi động hơn với sự xuất hiện của ngày càng nhiều những nhân vật truyện tranh trên mạng xã hội như Vàng Vàng, Thỏ bảy màu, Đậu đỏ tung tăng,... cùng với những dự án sáng tác dài hơi như Long Thần tướng, Địa Ngục Môn, Bad Luck,... tất cả đều nhận được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả.

Bên cạnh đó, truyện tranh Việt cũng có không ít các dự án nhận được sự công nhận từ giới chuyên môn quốc tế. Đây là một động lực để những người làm truyện tranh tiếp tục giữ lửa đam mê với nghề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.