Phấn đấu đưa Kiên Hải trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

GD&TĐ - UBND huyện Kiên Hải đã xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch, phấn đấu đưa Kiên Hải trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn của Tỉnh Kiên Giang...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Huyện ủy, UBND huyện Kiên Hải tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 86 về phát triển du lịch huyện Kiên Hải đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch có các chính sách kêu gọi các nhà đầu tư vào phát triển du lịch của biển đảo.

UBND huyện sẽ tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để phục vụ cho phát triển du lịch tổ chỉnh trang xây dựng mới một số trung tâm thương mại trên địa bàn các xã nhằm phục vụ tốt cho du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để phục vụ tốt cho du lịch phát quy các các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, lặn ngắm san hô, tắm biển, leo núi… để nhằm thu hút du khách đến với huyện đảo trong thời gian tới, ông Trần Quốc Việt, Bí thư Huyện ủy Kiên Hải cho biết thêm.

Được biết, Kiên Hải là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong khu vực biển Tây Nam, có 23 hòn đảo lớn nhỏ, gồm có 04 xã, diện tích tự nhiên gần 25 km2, dân số trên 20.000 người.

Trung tâm Hành chính huyện đặt trên địa bàn xã Hòn Tre cách trung tâm Thành Phố Rạch Giá về hướng Đông khoảng 30 km đường biển, đảo xa nhất cách trung tâm Thành phố Rạch Giá 90 km là Quần đảo Nam Du, giao thông chủ yếu bằng đường thủy, dân cư sinh sống chính bằng nghề khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Huyện có tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch với nhiều đảo và bãi biển đẹp như: Hòn Mấu, Hòn Dầu, Bãi Cây Mến, Đài Rađa, đỉnh Ma Thiên Lãnh, đỉnh Ông Rồng, đỉnh Yên Ngựa, Bãi Bàng, Bãi Bấc, Đỉnh Đá Đài, Bãi Chén…

Ngoài ra, huyện còn có các di tích văn hóa như: Lăng Ông Nam Hải, Đình Thần Nguyễn Trung Trực, Miếu Bà Cố chủ, Đài Tưởng niệm Liệt sĩ... Đây là những yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vườn đồi, thể thao, du lịch tâm linh...

Theo thống kê, số lượt khách du lịch bình quân giai đoạn 2015 – 2020 là 221.000 lượt khách/năm. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban quản lý các khu du lịch của huyện, xã. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các hoạt động về du lịch được quan tâm. Công tác bảo vệ môi trường, thu gom rác được triển khai thực hiện đồng bộ ở các xã…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.