Nhà văn Stephen King: Làm thế nào để thành công?

GD&TĐ - Không phải bàn cãi chuyện Stephen King là một người tài năng, nhưng thành công to lớn mà ông đã đạt được không chỉ nhờ vào tài năng của mình. Trong cuốn “Viết sách thế nào” Stephen King kể về công việc của mình và làm thế nào để trở thành người chuyên nghiệp trong sự nghiệp. 

Nhà văn nổi tiếng Stephen King.
Nhà văn nổi tiếng Stephen King.

Những lời khuyên này được tiếp nhận không chỉ đối với việc viết sách. Nhiều điều trong đó mang tính tổng hợp và có ích đối với chúng ta.

Làm những gì bạn yêu thích

Tôi sẽ diễn giải điều đó là “hãy yêu công việc của mình”, bởi vì trong thời khủng hoảng thì bất kỳ công việc nào cũng không tồi. Trong cụm từ này nhà văn đã đưa vào điều lớn hơn là thái độ tích cực đối với công việc của mình.

Đối với tôi thì làm việc nhiều hơn- đó là khi tôi không làm gì cả. Khi tôi viết là tôi đang nghỉ ngơi, đối với tôi điều đó là một trò chơi… Nguyên tắc này gặp ở khắp nơi nhưng khó khăn nhất là làm theo nó. Có nghĩa là khi công việc của bạn không trở thành sự nghỉ ngơi của mình thì cần vận động tiếp, tất nhiên nếu như bạn nhận thức được điều đó.

Đa số chúng ta làm việc 5 - 6 ngày, đôi khi là 7 ngày/tuần và nếu công việc trở thành lao động nặng nề thì cuộc sống của bạn sẽ không được nhẹ nhàng mà là nặng nhọc.

Thực hành, thực hành và thực hành

Để đạt được thành công cần thực hành nhiều việc mà bạn đang làm. Tiêu chí “Học, học, học” đã đóng đinh trong đầu chúng ta không phải lúc nào cũng thích hợp. Lý thuyết - đó là điều tốt, nhưng thực hành - đó mới là điều chính yếu! Trong quá trình làm việc được thực hành nhiều lần làm cho bạn càng thoải mái hơn và mang đến những thành quả to lớn hơn.

Nghiêm túc

Chỉ khi nào bạn có thái độ nghiêm túc đối với công việc và kết quả của nó thì bạn mới có thể đạt được thành công. Một số người yêu thích công việc của họ, coi nó chỉ là sở thích thì nó sẽ chỉ làm điều ưa thích mà không đem lại những kết quả đáng kể.

Mà thành công chỉ đến đối với những ai tiếp cận vấn đề của công việc một cách nghiêm túc.

Coi thường những người hoài nghi

Nếu như bạn viết mà có ai đó cố làm cho bạn cảm thấy mình là kẻ thất bại, điều đó là tất cả. Những người hoài nghi luôn là một phần không tách rời của cuộc sống, đó là một thực tế. Sẽ luôn có ai đó đập tan ý tưởng của bạn thành tro bụi. Với những người như thế thì việc chứng tỏ là vô ích. Vì thế, thay vì bỏ ra năng lượng quý giá của mình vì họ thì chỉ cần coi thường họ.

Học cách ủng hộ

Cần có ai đó tin vào thành công của sự nghiệp và sẽ hỗ trợ bạn. Khi bên cạnh có ai đó tin vào bạn hơn bản thân bạn thì chắc chắn là bạn sẽ thành công trong mọi việc.

Sống bằng công việc

Hãy muốn trở thành một át chủ bài trong công việc của mình? Hãy lấp đầy cuộc sống của mình bằng cách làm việc.

Nhất quán

Tôi thích viết 10 trang trong một ngày, mỗi trang gồm khoảng 2.000 từ. Chỉ khi ở vào hoàn cảnh bất lợi tôi mới có thể cho phép mình ngắt máy tính trước khi tôi viết được 2.000 từ. Một quy tắc tốt sẽ thích hợp đối với bất cứ công việc nào. Hãy đặt cho mình quy tắc: Thực hiện không ít hơn khối lượng đã định mỗi ngày.

Học hỏi công việc của những người khác

Trong khi học tập cách thức các đồng nghiệp của bạn và đặc biệt là những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực của bạn xem họ đã làm việc thế nào, bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm hay của họ. Điều này cũng có thể được xem là “học cả những sai lầm của người khác” chứ không chỉ là của chính mình.

Nghiên cứu thị trường

Ngoài việc học hỏi công việc của đồng nghiệp cần phải cân bằng sự phát triển và sự đổi mới đang diễn ra trong công việc của bạn. Hãy mua các cuốn tạp chí, đăng ký mua các ấn phẩm chuyên đề.

Tìm những ý tưởng mới

Công việc của bạn không phải trong việc tìm kiếm. Quan trọng hơn là kịp thời nhận ra chúng khi chúng xuất hiện ngay trước mắt bạn. Hãy giữ đôi mắt mở rộng, và mở ra tất cả mọi điều mới mẻ cho trí tuệ của mình.

Giữ tiến độ

Khi mà tôi bắt đầu làm việc với một dự án, tôi không dừng lại và không làm chậm tiến độ khi có thể. Nếu diễn giải một cách ngắn gọn thì nếu bạn “bắt được sóng” thì đừng dừng lại trong khi chưa làm xong việc! Nó sẽ được làm trong một hơi thở. Điều quan trọng cần nhớ là khi bạn đã dừng lại thì bạn có nguy cơ đánh mất đề tài và sẽ lại rơi vào tình trạng rất phức tạp.

Viết bản thảo đầu tiên của mình càng nhanh càng tốt

Tôi tải ngay lên giấy những gì đang có trong đầu tôi. Tôi viết nhanh như tôi có thể…

Đừng cố gắng là người hoàn hảo ngay lập tức trong công việc của mình. Chỉ cần phác thảo sơ bộ về công việc của bạn và sau đó điều chỉnh nó.

Tránh những chi tiết không cần thiết

Mà điều này phải làm chính xác sau khi làm điều bên trên. Có nghĩa là khi bản phác thảo đã sẵn sàng, nó sẽ được bổ xung và trở nên hoàn thiện. Nhưng cần thêm thời gian để xem xét tất cả mọi thứ và tránh những chi tiết không cần thiết chỉ làm nặng nề thêm dự án.

Hãy trở thành khách hàng riêng đầu tiên đối với bản thân mình.

“Tôi không chỉ là tác giả những truyện ngắn mà tôi còn là một độc giả đầu tiên”.

Khi bạn là tác giả của một công việc nào đó đã được thực hiện thì rất khó mà nhìn nó dưới góc độ của người mua. Nhưng điều đó rất quan trọng, bởi vì khi đó bạn có thể nhận ra những sai lầm và sửa chữa chúng ngay. Tự phê bình - đó là điều không dễ, điều chính yếu là biết giới hạn.

Làm việc không chỉ vì tiền

Tiền là động lực xấu. Chúng làm cho bạn bỏ qua tiếng nói của trái tim và bạn có thể sống cuộc đời của người khác thay vì của bạn.

Làm việc với sự hài lòng

Nếu như bạn làm công việc của mình với sự hài lòng, nó không chỉ giúp bạn vượt qua con đường khó khăn để đi tới thành công mà còn lấp đầy cho cuộc sống.

Làm giàu cho bản thân và…

Viết lách - đó không phải là cách để kiếm nhiều tiền hoặc trở thành người nổi tiếng…Nó làm giàu cuộc sống đối với ai đọc sách của bạn, cũng làm giàu cuộc sống riêng.

Nếu bạn đang sống cuộc sống làm giàu (tinh thần) cho cuộc sống của những người xung quanh bạn, nghĩa là bạn đang sống một cuộc đời vĩ đại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ