Căn cứ kháng chiến của vua Hàm Nghi được xếp hạng di tích cấp tỉnh

GD&TĐ - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với căn cứ kháng chiến của Vua Hàm Nghi ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

Xã Hoá Sơn hôm nay (Ảnh baoquangbinh.vn)
Xã Hoá Sơn hôm nay (Ảnh baoquangbinh.vn)

UBND huyện Minh Hóa, hiện địa phương đang khảo sát những dấu tích nơi vua Hàm Nghi từng đặt chân đến để có kế hoạch đầu tư cho du lịch văn hóa lịch sử.

Riêng ở xã Hóa Sơn sẽ có hai địa điểm là thôn Đặng Hóa, nơi vua Hàm Nghi đã ở và tại vùng eo Lập Cập, nơi diễn ra trận chiến thắng của quân nhà vua với sự giúp sức của người dân bản địa là nơi cần đặt bia và xây dựng khu di tích.

Xã Hóa Sơn là một xã biên giới, với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi hùng vĩ của huyện Minh Hóa. Hóa Sơn xưa còn có tên gọi khác là thung lũng Ma Rai với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi dựng đứng. Cuối năm 1885, vua Hàm Nghi và các tướng lĩnh đã đóng căn cứ tại xã Hóa Sơn để lãnh đạo phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp.

Từ ngày 25/9/2020, mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ bị nghiêm cấm. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất ở di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh. UBND huyện Minh Hóa, xã Hóa Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử nói trên theo đúng quy định của pháp luật.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vua Hàm Nghi dừng chân ở Hoá Sơn (Minh Hoá – Quảng Bình) hơn 3 năm và xây dựng căn cứ kháng chiến, lãnh đạo phong trào Cần Vương. Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, vùng đất Minh Hóa trong thực tế đã biến thành “Kinh đô kháng chiến” trong phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi đứng đầu.

Phong trào này đã biến thành làn sóng khởi nghĩa rầm rộ trên phạm vi cả nước và hết sức quyết liệt, gây tổn thất nặng nề, và là một thất bại thảm hại về chính trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Trong phần lớn thời gian tiến hành lãnh đạo cuộc kháng chiến, nhân dân Minh Hóa và cả tỉnh Quảng Bình hăng hái ủng hộ nhà vua. 

Chính những hy sinh quên mình vì nghĩa lớn của nhân dân Minh Hóa, nhân dân Quảng Bình đã góp phần thúc đẩy quyết tâm theo đuổi, duy trì cuộc kháng chiến chống Pháp đến cùng. Ngay cả khi đã rơi vào tay giặc, nhà vua vẫn không buông xuôi, không chịu đầu hàng kẻ thù để chịu cuộc sống lưu đày, tạo nên hình ảnh cao đẹp về vị vua kháng chiến của triều Nguyễn trong lòng nhân dân…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...