Văn hóa cung đình Huế qua góc nhìn cổ vật

GD&TĐ - Chiều nay (20/11), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học về chủ đề: “Văn hóa cung đình Huế qua góc nhìn cổ vật”. Tham dự buổi tọa đàm có các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, TP. Hồ Chí Minh… đại diện lãnh đạo các bảo tàng trên địa bàn tỉnh.

Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế
Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế

Di sản văn hóa cung đình triều Nguyễn được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú của đời sống và trên các loại vật dụng làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, phản ánh phong cách mỹ thuật và văn hóa thời Nguyễn. 

Để có thêm thông tin về văn hóa cung đình Huế qua góc nhìn cổ vật, buổi tọa đàm đã tập trung thảo luận về một số nội dung: Cổ vật triều Nguyễn và câu chuyện lịch sử; Cổ vật trong bối cảnh kiến trúc cung đình Huế; Cổ vật thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn.  

Đây là diễn đàn để Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhằm tạo diễn đàn để lắng nghe các nhà nghiên cứu văn hóa cung đình Huế chia sẻ những kết quả nghiên cứu và trao đổi ý kiến từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của đời sống cung đình Huế qua cổ vật.

Nhà nghiên cứu, sưu tầm Vũ Kim Lộc giới thiệu mũ Xuân Thu thời chúa Nguyễn
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Vũ Kim Lộc giới thiệu mũ Xuân Thu thời chúa Nguyễn 

Cũng trong chiều 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trúc Chỉ Arts mở cửa Không gian Trúc Chỉ No.3 tại khu vực Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nhằm mở rộng thêm không gian sáng tạo và trải nghiệm dành cho du khách kết hợp với tham quan, tìm hiểu văn hóa Huế qua nghệ thuật trúc chỉ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ