Vai trò khai sáng của rạp chiếu phim di động

GD&TĐ - Cuộc sống tại một ngôi làng hẻo lánh nằm trong khu rừng xích đạo của Cộng hòa Trung Phi trở nên sống động hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của chiếc màn hình lớn vào buổi tối. Hàng trăm dân làng say sưa thưởng thức phim ảnh nhờ vào công sức của đoàn chiếu phim di động với mục tiêu kép là đem lại sự giải trí và khai sáng.

Rạp chiếu phim di động đang là nguồn khai sáng cho những người dân nghèo tại Trung Phi
Rạp chiếu phim di động đang là nguồn khai sáng cho những người dân nghèo tại Trung Phi

Rạp chiếu phim kỹ thuật số di động (CAN) đã vượt qua những con đường mòn gập ghềnh để đưa chương trình của họ đến ngôi làng phía Tây Nam Bayanga (Trung Phi) nhằm mục đích tiếp cận được đến những con người sống tại vùng hẻo lánh với nhiều dấu vết chiến tranh còn hiện hữu.

“Một số người trở nên kinh ngạc khi nhìn thấy xe ô tô của chúng tôi, nên có thể tưởng tượng họ ngạc nhiên cỡ nào khi chúng tôi bắt đầu chiếu phim” - Serge

Mbilika, một phóng viên truyền hình, người đưa sự tồn tại của CNA ra ánh sáng vào tháng 4/2018, chia sẻ. Sự im lặng chìm trong khoảng không giữa những cây xoài khi người dẫn chương trình công bố bộ phim đầu tiên, giọng nói qua loa át đi cả tiếng thú hoang.

Trước buổi chiếu phim, Mbilika dành cả buổi chiều đi dạo trên con đường làng Bayanga, mang theo chiếc camera nhỏ gọn của mình và quay phim người dân trong công việc thường ngày. “Điều này giúp chúng tôi thu hút sự chú ý của mọi người trước buổi trình chiếu. Trực tiếp đến gặp và quay phim sẽ thu hút được sự hiếu kỳ và quan tâm khi dân làng truyền miệng cho nhau” - Carmelle, người dẫn chương trình cho biết. Trong buổi chiếu phim, sau 1 tiếng âm nhạc và nhảy múa, người xem phá lên cười khi thấy hình ảnh của họ trên màn hình lớn.

“Anh đang làm gì với thứ đồ vật kì lạ thế?” - một người phụ nữ lầm lì hỏi Mbilika bằng tiếng Sango, lúc anh đi qua để quay phim. “Bà sẽ biết vào tối ngày hôm nay lúc 5 giờ chiều nếu có mặt tại trường học” - Mbilika đáp lời.

Mục đích chính của đoàn phim là nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nhiều vấn đề như phương pháp rửa tay đúng cách, sự quan trọng của tiêm phòng và đạo đức trong các cuộc hôn nhân cưỡng bức. Bộ phim cuối cùng trong buổi tối ngày hôm đó tại làng Bayanga liên quan đến việc giáo dục cho các bé gái.

Đối với trưởng đoàn phim Mbilika, buổi tối hôm đó là một thành công. “Chúng tôi nghĩ đây là cách tốt nhất để vươn tay tới những con người sống ở các khu vực hẻo lánh. Màn hình lớn để lại dấu ấn trong tâm trí họ và họ sẽ truyền tải lại với người khác những gì họ tiếp nhận được”.

Mbilika cũng tin rằng, điện ảnh đóng vai trò giúp cho con người có thể chung sống và tôn trọng lẫn nhau sau thời kì bạo lực nổ ra giữa các nhóm vũ trang dẫn tới nội chiến trong năm 2012 về niềm tin tôn giáo và tranh chấp tài nguyên thiên nhiên.

Các bộ phim của CNA đến từ nhiều quốc gia khác nhau có thể không đem tới tác động tương đồng, chẳng hạn như một bộ phim của Cộng hòa Cameroon với sự có mặt của những người mặc djellabas và tranh luận về tình trạng hôn nhân. Nó được thuyết minh bằng tiếng Sango…

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF và Liên minh Pháp cung cấp các khoản tiền cần thiết để trình chiếu một số bộ phim. Phần lớn thiết bị của đoàn đến từ CNA Afrique, với mạng lưới giữa các đội di động trải dài trên 9 quốc gia Tây và Trung Phi.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.