Vai trò của “thuyền trưởng”

GD&TĐ - Tuần đầu tiên của năm học 2017 – 2018 đã đi qua, phía trước vẫn còn nhiều nhiệm vụ nặng nề cho các nhà trường. Theo các chuyên gia giáo dục, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm học này, thì hiệu trường đóng vai trò rất quan trọng. Họ được ví những người “thuyền trưởng” quyết định đến kết quả, chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ của năm học. Ảnh minh họa/internet
Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ của năm học. Ảnh minh họa/internet

Người truyền lửa cho tập thể sư phạm

 Nhà trường không còn là tháp ngà, vương quốc của tri thức. Nhà trường hiện đại phải gắn kết với đời sống xã hội mới có môi trường để thầy, trò gắn tri thức khoa học với đời sống, tạo ra những năng lực, phẩm chất tốt đẹp của công dân tương lai.
 Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm

Là Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng Tâm lý Giáo dục học Hà Nội – cho rằng: Vai trò của cán bộ quản lý, mà trước hết là hiệu trưởng của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông phải là nhà quản lý lãnh đạo, người truyền lửa cho tập thể sư phạm mỗi nhà trường.

Quan trọng hơn, họ phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm để mỗi nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh phát triển nhân cách, hoàn thiện phẩm chất năng lực của mình và là nơi để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp trồng người.

Ngoài ra, hiệu trưởng phải là người có đủ tài trí để huy động được nguồn lực, thu hút được sự đóng góp của các lực lượng xã hội, của cha mẹ học sinh cho sự phát triển của mỗi nhà trường.

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, mỗi nhà trường muốn phát triển bền vững, hiệu trưởng phải là người nắm chắc văn hóa học được và văn hóa của người quản lý. Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm đưa ra 8 tiêu chí văn hóa quản lý của hiệu trưởng, bao gồm:

Thứ nhất, sản phẩm của trường học trước hết là nhân cách người học và người dạy; Thứ hai, mỗi nhà trường là một cộng đồng, cùng nhau hiến thân cho sự thành công và phát triển không phải là một cái máy; thứ ba, Quản lý tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ không phải để kiểm soát và bắt lỗi;

Thứ 4, sự xuất sắc, sáng tạo, hiệu quả của mỗi cán bộ giáo viên của mỗi nhà trường luôn được tôn trọng. Họ không thể là những người non kém không thể tin cậy;

Thứ năm, động lực ở mỗi nhà trường xuất phát từ tầm nhìn, sự sáng tạo không phải là từ sự sợ hãi;

Thứ sáu, mọi công việc ở mỗi nhà trường phải trở nên vui vẻ, không thể là sự mệt nhọc; Thứ bảy, ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học. Tâm lý giáo dục là con đường dẫn đến thành công của mỗi nhà trường.

Thứ tám, Đổi mới toàn diện, triệt để để phát triển bền vững. Động viên được cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Vừa là nhà quản lý, vừa là nhà chuyên môn

Theo thạc sỹ Hồ Xuân Hồng – Trường THSC Cù Chính Lan (Chư Sê, Gia Lai), hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà chuyên môn, nhà sư phạm, nhà tổ chức, nhà tư vấn giáo dục, nhà điều phối các hoạt động xã hội liên quan đến giáo dục học sinh.

Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của người hiệu trưởng ngày càng phức tạp, đòi hỏi hiệu trưởng phải không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực quản lý nói chung và năng lực quản lý chất lượng nói riêng tương ứng với những đòi hỏi mới.

Còn thạc sỹ Vũ Thị Mai Hường - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thẳng thắn nêu quan điểm: Trong vai trò là người tạo ra các nguồn lực cho hoạt động dạy học, công việc hàng ngày của hiệu trưởng bao gồm: Đi dự giờ (phát hiện các vấn đề dạy học); tiếp khách; xử lý công việc của lãnh đạo; nghỉ trưa; xử lý các công việc của nhà trường; tiếp tục suy nghĩ về công việc khi về nhà.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học của nhà trường nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung, do đó tham gia điều phối, phê duyệt kế hoạch năm học như: Dạy học theo năm, tuần, ngày, kiểm tra; giao chỉ tiêu.

Là một người huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu trưởng nhà trường hiểu rõ thế mạnh mà đội ngũ của mình đang có. Đội ngũ giáo viên; học sinh nhà trường phù hợp với yêu cầu của xã hội (phát triển toàn diện); Chú trọng dạy học đạo đức, lòng nhân ái, sự chia sẻ (làm từ thiện bằng các hoạt động khác nhau), dẫn tới hiệu quả trong chất lượng đào tạo một cách toàn diện.

Lấy ví dụ từ trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), thạc sỹ Vũ Thị Mai Hường – phân tích: Hiệu trưởng nhà trường không có xuất phát điểm về giáo dục tiểu học nhưng nhờ áp dụng phương châm, con đường lãnh đạo như:

Hiệu trưởng là lãnh đạo, hiệu phó là quản lý; Xây dựng môi trường học tập thân hiện như một gia đình nên trường tiểu học này đã có được những thành công nhất định. Ở đó, hiệu trưởng đã biết cách gắn mình với chuyên môn và phân công nhân viên đúng với sở trường, năng lực của họ.

Có thể nói, hiệu trưởng chính là nguồn lực giảng dạy. Ngay như ở Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, hiệu trưởng đã chú tâm và thực hiện đào tạo nguồn giáo viên cơ hữu với chiến thuật mềm dẻo, khen ngợi đúng lúc, khuyến khích việc tốt, vượt qua các định kiến.

Từ thực tế ở Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, thạc sỹ Vũ Thị Mai Hường - cho rằng, vai trò của hiệu trưởng với hoạt động dạy học được phác họa trên bốn phương diện: Một là, hiệu trưởng là nguồn lực trong hoạt động dạy học của nhà trường.

Hai là, hiệu trưởng là nguồn lực giảng dạy. Ba là, hiệu trưởng như một nhà truyền thông, giao tiếp và cuối cùng là, hiệu trưởng giám sát chặt chẽ hoạt động của học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.