Vaccine Covid-19 Việt Nam đặt mua từ Anh hiệu quả ra sao?

GD&TĐ - Vaccine AstraZeneca dựa trên 1 loại virus cảm lạnh đã được biến đổi gene, không thể phát triển trong cơ thể người. Mỗi người cần tiêm 2 liều, sau tiêm, cơ thể sẽ sản sinh ra chất kích thích hệ miễn dịch phản ứng.

Vaccine Covid-19 Việt Nam đặt mua từ Anh hiệu quả ra sao?

VOV đưa tin, ngày 30/12, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 do tập đoàn dược phẩm AstraZeneca PLC, có trụ sở tại Cambridge (Anh) phối hợp với Đại học Oxford sản xuất.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học và các cơ quan quản lý ở châu Âu vẫn tỏ ra lo ngại về loại vaccine này vì trong quá trình thử nghiệm đã xảy ra một số nhầm lẫn. Cụ thể là quá trình thử nghiệm vaccine của AstraZeneca vào tháng 11 đã xảy ra một số nhầm lẫn khi những người tham gia thử nghiệm ban đầu chỉ được tiêm nửa liều, sau đó mới được tiêm liều đầy đủ.

Báo Lao động dẫn tin Reuters cho biết, ngày 4/1, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Chương trình sẽ được mở rộng đến hàng trăm địa điểm khác ở Anh trong những ngày tới và Chính phủ hy vọng sẽ phân phối hàng chục triệu liều trong vòng vài tháng.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, đây là thời khắc quan trọng trong cuộc chiến chống lại loại virus khủng khiếp này và tôi mong rằng nó mang lại hy vọng mới cho mọi người về việc thời điểm chấm dứt đại dịch đã đến gần.

Báo CAĐN đăng tải thông tin theo CNN, chính phủ Anh trong một tuyên bố cho biết, Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) đã cấp phép cho Đại học Oxford/AstraZeneca sử dụng vaccine Covid-19 sau “các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và phân tích kỹ lưỡng dữ liệu của các chuyên gia tại MHRA”.

Vaccine Oxford-AstraZeneca được điều chế vào những tháng đầu năm 2020, được thử nghiệm trên tình nguyện viên đầu tiên hồi tháng 4, và kể từ đó đã trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn với sự tham gia của hàng ngàn người.

Vaccine này đã được phát triển với một tốc độ không thể tưởng tượng được trước khi xảy ra đại dịch. Đây là loại vaccine thứ hai được phê duyệt ở Anh, sau khi vaccine Pfizer-BioNTech được đưa vào sử dụng vào tháng 12. Hơn 600.000 người ở Anh đã được tiêm vaccine kể từ khi cụ bà Margaret Keenan trở thành người đầu tiên trên thế giới tiêm loại vaccine này ngoài quá trình thử nghiệm lâm sàng. 

Về hiệu quả, theo thông tin từ Zing, Vaccine Oxford-AstraZeneca hiệu quả 62% trong thử nghiệm có 11.636 người tham gia, nhưng có tác dụng đến 90% khi thử nghiệm bổ sung trên nhóm gồm 2.741 người ở Anh. Nhóm thử nghiệm bổ sung được tiêm nửa liều vaccine và cả liều bốn tuần sau đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết không có tình nguyện viên nào trong những cuộc thử nghiệm bị ốm nặng hoặc phải nhập viện sau khi tiêm vaccine.

Giáo sư Sarah Gilbert, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho biết khi công bố kết quả thử nghiệm rằng, điều đáng lưu ý là trong vòng 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, không ai phải nhập viện vì Covid-19 hoặc bị bệnh nặng.

Bà Gilbert nhấn mạnh: “Đây là kết quả quan trọng với sức khỏe cộng đồng”.

Về hoạt động, vaccine Oxford - AstraZeneca dựa trên một loại virus cảm lạnh đã được biến đổi gene, không thể phát triển trong cơ thể người. Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể con người sẽ sản sinh ra protein gai của virus corona, kích thích hệ miễn dịch phản ứng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.