Vắc-xin niềm tin

GD&TĐ - Liên tiếp hai thông tin liên quan đến việc chống dịch Covid-19 đến cùng lúc trong những ngày gần đây khiến chúng ta không khỏi lo lắng pha lẫn tiếc nuối.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thông tin thứ nhất là Bộ Y tế gia hạn sử dụng gần 3 triệu liều vắc-xin Pfizer thêm 3 tháng nữa. Thông tin tiếp theo là ngưng thử nghiệm giai đoạn 3 vắc-xin Covivac do không còn người chưa tiêm mũi nào để mà thử nghiệm.

Cả hai câu chuyện trên đây đều liên quan đến chuyên môn sâu nên không phải ai cũng có thể phân tích thấu đáo để đưa ra các luận cứ thuyết phục, ngoài trừ những người thuộc ngành y và những người nghiên cứu chuyên sâu về vắc-xin và dịch tễ.

Tuy nhiên, vì nó liên quan đến sinh mệnh của con người, nhất là mới đây, một số trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin, trong đó có cả trẻ em nên lo lắng là điều tất nhiên. Hơn nữa, gần 3 triệu liều vắc-xin gia hạn thời gian sử dụng nói trên sẽ dùng để tiêm cho học sinh từ 12 - 17 tuổi nên sự quan tâm càng tăng lên.

Còn vắc-xin Covivac phải ngưng thử nghiệm giai đoạn 3 với lý do là hiện ở nước ta không còn tình nguyện viên nào mà chưa tiêm mũi 1 nên việc thử nghiệm lâm sàng đi vào ngõ cụt. Theo Bộ Y tế, việc thử nghiệm loại vắc-xin này chỉ có thể được tiếp tục sau khi những ai đã chích mũi hai quá 6 tháng thì có thể tham gia thử nghiệm. Không ai có thể đoán định được số phận của loại vắc-xin do Việt Nam sản xuất này sẽ như thế nào khi phải đợi các tình nguyện viên đã qua mũi hai được 6 tháng cả.

Covivac là vắc-xin do Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang (IVAC) nghiên cứu, phát triển, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 - 2, từng được coi là niềm hy vọng của Việt Nam trong việc tham gia “đẩy lùi Covid-19” nay phải tạm dừng vì lý do như đã nói ở trên.

Dịch Covid-19 đã làm cho cả thế giới điêu đứng gần 2 năm nay, Chính phủ và Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan gấp rút nghiên cứu để có thể sản xuất loại vắc-xin trong nước ngay từ khi dịch bùng phát, IVAC Nha Trang cũng đã “bắt tay ngay” từ hơn một năm qua, thế nhưng cuối cùng thì không có một tình nguyện viên nào chưa tiêm mũi một để tham gia thử nghiệm.

Cho đến nay, tất cả những ai đã hội đủ các điều kiện để tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 thì cũng đã tiêm ít nhất một mũi. Ông bà xưa nói rồi, đau đẻ mà chờ sáng trăng sao được!

Không biết rồi đây, ý kiến chỉ đạo là Việt Nam phải sản xuất cho được vắc-xin trong nước để chủ động phòng chống dịch Covid-19 sẽ như thế nào khi mà Covivac - niềm hy vọng của Việt Nam đã hết chỗ để thử?

Lâu nay, có người chọn lựa loại vắc-xin để tiêm, song có một loại vắc-xin “tốt” hơn tất cả, đó là vắc-xin - niềm - tin. Một khi niềm tin bị nghi ngờ thì không loại vắc-xin nào có thể yên tâm được.

Minh họa/INT

Trách nhiệm của chủ xe

GD&TĐ - Trả lời phỏng vấn báo chí, lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai nói rằng sẽ xử lý nghiêm, và 'không có vùng cấm' cho bất cứ nhà xe nào.
Minh họa/INT

Không thể chống cuộc gọi rác?

GD&TĐ - 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 104.000 phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo.
Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.