Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là vùng khó khăn

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là vùng khó khăn

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Về chủ trương, chính sách, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình GD mầm non và GD phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 nhằm hỗ trợ các khu vực có điều kiện KT - XH khó khăn đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học thực hiện chương trình GD mầm non và chương trình GD phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Ngày 30/1/2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 428/BGD&ĐT-CSVCTBTH hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 86/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 1428/BGD&ĐT-CSVCTBTH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông. Trong đó, dành ngân sách thỏa đáng đầu tư cơ sở vật chất cho GD; khuyến khích, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư cho GD, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Về các chương trình, đề án, dự án, Bộ GD&ĐT cho biết: Tiếp tục thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. Trong năm 2019 và năm 2020, Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ngành đề nghị với Chính phủ tiếp tục giao số vốn còn lại và khoản kinh phí dự phòng (10%) của chương trình cho các địa phương để thực hiện.

Đồng thời, triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015 đã hỗ trợ tổng kinh phí đầu tư là 2.537 tỷ đồng. Sau khi kết thúc Đề án, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện và nhu cầu thực tế của các địa phương, ngày 23/5/2016, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BGD&ĐT về tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2016 - 2020.

Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng mức đầu tư 4.401.696 triệu đồng, được giao từ năm 2018 - 2020 để hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc nội trú, hỗ trợ cơ sở vật chất các trường/điểm trường phổ thông dân tộc nội trú tại các vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn.

Về huy động nguồn tài trợ của nước ngoài cho GD, trong giai đoạn từ 2011 đến nay, Bộ GD&ĐT đã triển khai 7 chương trình, dự án ODA tại những khu vực khó khăn. Với mục tiêu chính là tăng cường tiếp cận GD và nâng cao chất lượng GD cho các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, các chương trình/dự án này ưu tiên đầu tư cho tăng cường cơ sở vật chất; cấp mới hoặc bổ sung trang thiết bị dạy, học; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD, phát triển tài liệu dạy học.

Tuy nhiên, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình theo chuẩn của thế giới, nguồn tài trợ của nước ngoài có xu hướng suy giảm trong những năm tới đây nhưng các địa phương có điều kiện KT - XH khó khăn, vùng dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục là đối tượng ưu tiên thụ hưởng các chương trình, dự án ODA của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.