Uống nước cam vào thời điểm này khiến chất dinh dưỡng đều 'tan' sạch

GD&TĐ - Quả cam chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa... nên nước cam mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu uống đúng cách.

Uống nước cam vào thời điểm này khiến chất dinh dưỡng đều 'tan' sạch

Nước cam rất tốt mà rất dễ uống. Chỉ cần một cốc nước cam, cơ thể được đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày.

Một cốc nước cam cung cấp nhiều vitamin C hơn 1 bát cải xoăn, 2 bát súp lơ hoặc 3 quả cà chua cỡ vừa.

Nước cam còn có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe.

Thế nhưng, trong cam có chứa tính acid cao nên khi sử dụng phải thật thận trọng.

Nhóm người không nên sử dụng nước cam

Người có bệnh tiêu hóa

Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Đối với những người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn hoặc uống nước cam. Lý do là cam chứa acid và các chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Người vừa phẫu thuật

Trong cam chứa một lượng acid citric tương đối cao và tồn tại dưới dạng muối natri citrat - chất này thường dùng để chống đông máu, do đó không tốt cho quá trình lành vết mổ.

Những người sau phẫu thuật về đường tiêu hoá như dạ dày, ruột… cần hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng trong việc ăn cam, uống nước cam để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bị trào ngược dạ dày

Nước cam tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Người bị trào ngược dạ dày không nên uống nước cam thường xuyên vì cam có tính acid, có thể dẫn đến kích ứng dạ dày.

Nếu uống nước cam mỗi ngày, có thể bị ợ chua khó chịu, nghiêm trọng có thể dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, những người này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam.

Thời điểm bạn không nên dùng nước cam

Theo BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng - Trường Đại học Y Hà Nội, nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ, lúc này dạ dày không quá no cũng không quá đói và cần uống nước cam ngay sau khi vắt, vì để lâu sẽ khiến cho giá trị dinh dưỡng trong đó bị mất đi, nhất là hàm lượng vitamin C.

Mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 200ml nước cam, vì trong đó chứa 60mg vitamin C (tương đương với 100% nhu cầu vitamin C mà cơ thể của người lớn cần có trong 1 ngày). Nếu vượt quá lượng này dễ thừa vitamin C, lâu dài sẽ không tốt cho cơ thể.

Người đang đói

Nước cam chứa nhiều acid nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Đang dùng thuốc kháng sinh

Nước cam chứa nhiều acid nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh.

Trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.

Bạn nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trước khi đánh răng

Tính acid trong nước cam sẽ bám vào men răng và cộng với lực chà xát của bàn chải sẽ làm cho răng bạn bị tổn thương nặng nề, phá vỡ lớp men bảo vệ răng. Nhưng lỡ uống nước cam thì cũng đừng lo lắng, bạn chỉ cần súc miệng với nước sạch để loại bỏ tính axit trên răng rồi đánh răng bình thường.

Trước khi đi ngủ

Theo Body Building, bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ.

Nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.

Tránh kết hợp nước cam với một số thực phẩm

Uống nước cam đúng cách còn đồng nghĩa với việc cần tránh kết hợp nước cam với các loại thực phẩm kị nhau sau đây:

Không uống nước cam với sữa vì dễ làm rối loạn tiêu hóa gây nên các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng...

Nếu ăn củ cải thì không uống nước cam vì dễ sinh ra các chất acid ferulic và acid hydroxyl - có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ