Ước mơ làm kiến trúc sư của chàng trai khuyết tật

GD&TĐ - Lớn lên trong một gia đình khó khăn, lại bị khuyết tật nhưng Lê Nghĩa Hiệp luôn nỗ lực vượt học tốt, nuôi ước mơ làm kiến trúc sư.

Nam sinh khuyết tật "mê" ngành kiến trúc Lê Nghĩa Hiệp. (Ảnh: T.N)
Nam sinh khuyết tật "mê" ngành kiến trúc Lê Nghĩa Hiệp. (Ảnh: T.N)

Không bỏ cuộc

Ngay từ nhỏ, Lê Nghĩa Hiệp học sinh lớp 12 Trường THPT Hòa Lạc (Phú Tân, An Giang) đã mơ ước luôn được cặp sách đến trường dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

Gia đình không có đất sản xuất, ba Hiệp làm công việc giữ hầm cá thuê, còn mẹ em nội trợ và bán quán nước nhỏ tại nhà để cùng lo cho 3 anh Hiệp ăn học.

Hiệp khao khát học tập để sau này có nghề nghiệp ổn định nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.

1000025415.jpg
Em Lê Nghĩa Hiệp. (Ảnh: T.N)

Chị Huỳnh Thị Bảnh (mẹ em Hiệp) chia sẻ: "Lúc sinh ra cơ thể Hiệp bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng đến năm Hiệp học lớp 4 thì đôi chân em bị teo và yếu dần, đi lại rất khó khăn, người lắc lư. Thấy vậy, gia đình cố gắng lo tiền đưa Hiệp lên thành phố khám.

Khi thăm khám, bác sĩ cho biết em bị bệnh chân vòng kiềng bẩm sinh phải phẫu thuật chỉnh hình. Sau phẫu thuật, đôi chân Hiệp vẫn không cải thiện, việc đi lại vẫn khó khăn. Mỗi sáng ngủ dậy, em phải đứng cho quen chân rồi mới bước đi được".

Dẫu đôi chân không bình thường như bạn bè cùng trang lứa nhưng Hiệp luôn lạc quan, luôn quyết tâm vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Hiệp bày tỏ: “Ban đầu khi đi học, em gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển do đôi chân không được lành lặn như các bạn, em cũng mặc cảm lắm. Nhưng bù lại, em luôn nhận sự động viên của ba mẹ, của thầy cô và bạn bè, em đã dần thích nghi với hoàn cảnh tự tin hơn trong cuộc sống. Em luôn dặn lòng, chỉ cần mình nỗ lực thì không có khó khăn nào là không thể vượt qua được.”

1000025416.jpg
Thầy, cô luôn tận tình hướng dẫn Hiệp trong học tập. (Ảnh: T.N)

Đoàn viên tiêu biểu

Trong năm học cuối cấp vừa rồi, nam sinh chủ động xây dựng cho mình kế hoạch ôn thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Em tự tìm hiểu về tổ hợp các môn thi mà mình đã chọn, chịu khó làm bài tập, giải đề theo hướng dẫn của thầy cô.

Ngoài những giờ học trên lớp, Hiệp còn dành thời gian tham gia các khoá học online. Mỗi ngày em dành khoảng từ 2 đến 3 giờ học vẽ với mong muốn hiện thực hóa ước mơ thi vào Trường Đại học Kiến trúc TPHCM.

Từ ý chí vượt khó vươn lên trong học tập, em Hiệp đạt thành tích học sinh xuất sắc nhiều năm liền. Ngoài ra, em còn đạt giải 3 Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2022-2023 với Dự án “Tái chế rác thải thành nhựa vá đường” và là thành viên đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý.

Không chỉ học giỏi mà Hiệp còn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thường xuyên giúp đỡ các bạn cùng lớp trong học tập.

1000025418.jpg
Em Lê Nghĩa Hiệp (bìa phải) trao đổi bài vở với bạn cùng lớp. (Ảnh: T.N)

Thầy Đỗ Minh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hoà Lạc nhận xét, Hiệp là một học sinh rất đặc biệt. Dù bị khuyết tật, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nhưng lúc nào em cũng lạc quan trong cuộc sống, tích cực trong học tập và tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức như.

"Em Hiệp là một đoàn viên tiêu biểu, gương mẫu của đoàn trường. Đặc biệt, năm vừa qua, Hiệp còn được Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Phú Tân tuyên dương Thanh niên khuyết tật tiêu biểu. Em Hiệp là một tấm gương sáng cho các bạn cùng trang lứa noi theo", thầy Dũng nói.

1000025419.png
Em Lê Nghĩa Hiệp cùng bạn nhận khen thưởng năm học cuối cấp THPT. (Ảnh: T.N)

Dù thiệt thòi và kém may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa, nhưng em Lê Nghĩa Hiệp không vì thế mà nản lòng. Em luôn lạc quan, luôn cố gắng và nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn vươn lên học tốt.

Tin rằng, mai đây em sẽ được chạm chân vào giảng đường đại học thực hiện ước mơ hoài bão của mình trở thành một kiến trúc sư trong tương lai. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em Lê Nghĩa Hiệp rất cần sự trợ giúp của cộng đồng.

Địa chỉ nhà Lê Nghĩa Hiệp: số 36, ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang; số điện thoại: 0393.125 927

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.