Ukraine muốn đóng cửa eo biển Bosphorus để "dạy Nga một bài học"

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố Ukraine sẽ giới hạn nam giới Nga tuổi từ 16 đến 60 nhập cảnh vào nước mình.

Tàu Nga tại eo biển Bosphorus
Tàu Nga tại eo biển Bosphorus

“Tôi sẽ tăng cường yêu cầu, đặc biệt là các khu vực mà thiết quân luật được áp đặt” – ông Poroshenko nói tại một cuộc họp về tăng cường khả năng phòng vệ của đất nước vào sáng nay (30/11).

Nga vẫn chưa bình luận về động thái trên vốn diễn ra sau khi căng thẳng tăng cao giữa hai nước láng giềng vì sự cố trên eo biển Kerch cuối tuần trước.

Trong một diễn biến khác, chỉ huy hải quân Ukraine Igor Voronchenko dẫn ra Điều luật 19 và cam kết sẽ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus không cho tàu chiến Nga đi qua để “dạy cho Nga bài học về vi phạm quy định quốc tế”.

Tuyên bố trên đã khiến một số người ngạc nhiên vì điều luật trên chỉ đề cập tới các quy định đi qua eo biển Bosphorus đối với các quốc gia hiện đang trong tình trạng chiến tranh.

Nghị sĩ Nga Franz Klintsevich nói với các phóng viên rằng “Nga hiện không có chiến tranh với ai và không có kế hoạch có chiến tranh”.

7 giờ sáng ngày 25/11 (giờ Nga), 3 tàu của Hải quân Ukraine đi qua biên giới biển của Nga tại Biển Đen, hướng về eo biển Kerch. Cơ quan an ninh Nga FSB cho rằng, lần này Ukraine không thông báo trước cho phía Nga như những lần trước đó. Sĩ quan Nga yêu cầu các tàu Ukraine rời khỏi lãnh hải Nga nhưng các tàu Ukraine không tuân thủ.

Các tàu Ukraine vẫn tiếp tục hành trình mà họ khẳng định đã thông báo cho Nga. Cuối cùng, FSB cho biết các tàu Nga đã phải nổ súng vào 3 tàu Ukraine vì các tàu này không dừng cuộc hành trình. Kết quả là 3 thủy thủ Ukraine bị thương và được điều trị, đồng thời các tàu Ukraine đã bị Nga bắt giữ.

Sau sự việc trên, Ukraine đã tuyên bố áp dụng thiết quân luật trong vòng 30 ngày. Trong khi đó, Nga đã triển khai hệ thống vũ khí tới Crimea.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ