Theo đó, các ngành có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển 18 điểm gồm: Kinh doanh quốc tế, Quan hệ quốc tế, Công nghệ truyền thông, Luật quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Các ngành có mức điểm sàn 17 điểm gồm: Marketing, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị khách sạn, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc.... Các ngành còn lại là 16 điểm.
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển = Tổng điểm thi 3 môn + Điểm ưu tiên (nếu có)
Căn cứ trên mức điểm trường công bố, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường bằng phương thức thi tốt nghiệp THPT xem xét đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước 17g00 20/8.
Điểm sàn xét tuyển cụ thể từng ngành vào UEF |
Ths Phạm Doãn Nguyên – Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh cho biết: “Năm nay, trường tiến hành xét tuyển bằng phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT với 15% trong tổng chỉ tiêu xét tuyển.
Thí sinh căn cứ vào mức điểm công bố để đăng ký nguyện vọng phù hợp với mức điểm đạt được. Trường hợp thí sinh chưa trúng tuyển vào các đợt xét tuyển của trường ở các phương thức khác nhau có thể cân nhắc theo dõi thông tin và nộp hồ sơ trong đợt nhận hồ sơ dự kiến bổ sung theo phương thức học bạ trước 5/10”.
Được biết, trước đó trường cũng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy theo các phương thức xét tuyển học bạ gồm: xét tuyển theo tổ hợp 3 môn lớp 12, học bạ 3 học kỳ THPT và điểm chuẩn xét theo kết quả thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM. Theo đó, mức điểm chuẩn trúng tuyển của 2 phương thức xét học bạ là 18 điểm, điểm xét theo kết quả đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM là 600 điểm.