UB An toàn giao thông: Bảo hiểm xe máy cần nhưng phải minh bạch số vụ bồi thường

UB An toàn giao thông: Bảo hiểm xe máy cần nhưng phải minh bạch số vụ bồi thường

Từ 15.5 đến 14.6, CSGT cả nước tổng kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường. Ngoài kiểm tra xử lý các lỗi vi phạm, CSGT sẽ kiểm tra các loại giấy tờ đối với người điều khiển xe, trong đó có Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô – xe máy (gọi tắt là bảo hiểm xe máy, có giá 66.000 đồng). Nếu không có hoặc không mang theo, người lái xe sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại không đồng tình chuyện CSGT xử phạt nếu không có bảo hiểm xe máy. Ý kiến bạn đọc đưa là là CSGT nên chỉ tập trung xử phạt các lỗi chuyên môn, đừng "xử phạt thay bảo hiểm". Nhiều ý kiến cũng cho rằng mua bảo hiểm xe mua là để đối phó với CSGT là chính vì gần như không ai muốn tai nạn xảy ra hoặc xưa nay không bao giờ nghĩ đến chuyện nhờ đến bảo hiểm xử lý tai nạn va quẹt, đụng xe.

Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia về câu chuyện bảo hiểm xe máy đang gây tranh cãi lớn

‘Mức phạt không có bảo hiểm xe máy còn khá thấp’

PV: Những ngày qua, sau khi CSGT thực hiện tổng kiểm soát trên cả nước thì có một làn sóng tranh cãi của dư luận cho rằng bảo hiểm xe máy là không cần thiết và là "tờ giấy lận lưng". Ông nghĩ sao về ý kiến này của người dân?

- Ông Trần Hữu Minh: Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Khi tham gia giao thông, sẽ luôn có rủi ro gây tai nạn giao thông (TNGT). Đặc biệt, các phương tiện cơ giới có tốc độ và khối lượng càng cao thì rủi ro và hậu quả càng lớn. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới được đặt ra để tạo nguồn chi trả cho các nạn nhân mà không phụ thuộc vào việc người gây tai nạn có khả năng chi trả hay không. Đây là quy định rất đúng đắn, nhân văn và được phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng.

Tại Việt Nam xe máy sẽ còn tiếp tục là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Hiện nay số vụ TNGT liên quan tới người đi xe máy vẫn chiếm tới 70% tổng số vụ. Bởi vậy bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe máy là điều rất cần thiết.

PV: Thực tế bảo hiểm xe ô tô có nhiều trường hợp nhận được bồi thường, nhưng số vụ TNGT liên quan đến xe máy khá nhiều nhưng số vụ được bảo hiểm bồi thường lại ít thấy công bố thông tin hoặc nếu có thì nhiều người hay quên. Theo ông vì sao như vậy?

- Ông Trần Hữu Minh: Tình trạng này là điều đã được nhiều báo chí và người dân phản ánh, mặc dù chưa có báo cáo chính thức. Theo tôi dẫn tới hiện tượng này có một số nguyên nhân nguyên nhân:

Thứ nhất là các quy trình, quy định pháp luật trong quá trình khai báo, xác nhận, chi trả bảo hiểm còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, dẫn tới tâm lý ngại đề nghị bảo hiểm bồi thường, bỏ qua.

UB An toàn giao thông: Bảo hiểm xe máy cần nhưng phải minh bạch số vụ bồi thường ảnh 1

Nhiều ý kiến cho rằng bảo hiểm xe máy là không cần thiết nhưng cũng phải đổ xô đi mua vì CSGT kiểm tra

ẢNH: DƯƠNG LAN

Ủy ban ATGT Quốc gia có thống kê về số vụ TNGT và số trường hợp được bảo hiểm xe bồi thường, giải quyết hay chưa?
- Ông Trần Hữu Minh: Đây là một đòi hỏi rất chính đáng của người dân và dư luận. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nên tổng hợp và công bố số liệu chi tiết sớm nhất có thể. Đây cũng chính là một nội dung mà Ủy ban ATGT Quốc gia đang dự thảo đưa vào nội dung chính thức trong báo cáo để phục vụ chỉ đạo điều hành nâng cao ATGT trong thời gian tới.

Thứ hai, nhiều người chủ xe máy chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về lợi ích của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe máy. Tỉ lệ người chủ xe máy mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự hiện nay rất thấp.

Thứ ba, công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm không có bảo hiểm xe máy chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, cũng như mức phạt với việc vi phạm không có bảo hiểm còn khá thấp.

Những điều này chính là các nguyên nhân dẫn tới số vụ TNGT liên quan đến xe máy khá nhiều nhưng số vụ được bảo hiểm bồi thường hiện nay còn thấp.

PV: Ủy ban ATGT Quốc gia có thống kê về số vụ TNGT và số trường hợp được bảo hiểm xe bồi thường, giải quyết hay chưa?

- Ông Trần Hữu Minh: Đây là một đòi hỏi rất chính đáng của người dân và dư luận. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nên tổng hợp và công bố số liệu chi tiết sớm nhất có thể. Đây cũng chính là một nội dung mà Ủy ban ATGT Quốc gia đang dự thảo đưa vào nội dung chính thức trong báo cáo để phục vụ chỉ đạo điều hành nâng cao ATGT trong thời gian tới.

Có hay không ‘lợi ích nhóm’ trong bảo hiểm xe?

PV: Người dân không có nhu cầu được chi trả nhưng vẫn phải tham gia bảo hiểm xe máy nên họ đặt nghi vấn đây là "lợi ích nhóm" giữa các công ty bảo hiểm với lực lượng thực thi pháp luật. Quan điểm của ông thế nào?

- Ông Trần Hữu Minh: Cần lưu ý rằng đối với bảo hiểm xe cơ giới, có hai nhóm bảo hiểm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự và bảo hiểm tự nguyện (lựa chọn).

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm đền bù cho nạn nhân tai nạn giao thông do người mua bảo hiểm gây ra (tức là cho bên thứ ba). Đây là loại bảo hiểm mà pháp luật bắt buộc chủ phương tiện cơ giới (ô tô xe máy) phải có. Loại bảo hiểm này không phải chi trả cho người chủ xe mua bảo hiểm như nhiều người hiện nay đang hiểu nhầm. Đây là nội dung cần phải truyền thông rộng rãi để người dân hiểu.

Nếu người chủ phương tiện cơ giới muốn bảo hiểm cho chính mình và phương tiện của mình thì họ cần mua thêm các loại bảo hiểm tự nguyện theo lựa chọn của mình: bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe... Loại này không bắt buộc và lực lượng chức năng cũng không xử phạt nếu người dân không mua các loại bảo hiểm tự nguyện này.

Còn về vấn đề dư luận lo ngại "lợi ích nhóm" giữa các công ty bảo hiểm với lực lượng thi hành pháp luật, tôi cho rằng hoàn toàn không đúng như vậy. Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với xe máy đã được đặt ra từ rất lâu. Do những bất cập trong công tác thực hiện bảo hiểm, nhận thức và kiểm tra ở trên nên tỷ lệ mua bảo hiểm còn thấp. Hiện nay tăng cường kiểm tra để chấn chỉnh lại những bất cập trong lĩnh vực này là điều cần thiết.

Tuy nhiên các bức xúc của người dân trong việc đề nghị bảo hiểm chi trả là có căn cứ, bởi vậy song song với việc tăng cường kiểm tra xử phạt nghiêm, thì theo tôi các cơ quan chức năng cần nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật để khai thông quá trình chi trả bảo hiểm, bảo đảm quá trình khai báo, xác nhận, đền bù được thực hiện một cách nhanh chóng và tiện lợi. Song song với đó là siết chặt các quy định để phòng chống gian lận trong lĩnh vực này.

PV: Xin hỏi ông quy định về bảo hiểm xe ở các nước trên thế giới hiện nay thế nào so với Việt Nam?

- Ông Trần Hữu Minh: Quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới là quy định rất đúng đắn, nhân văn và được phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Cứ điều khiển phương tiện cơ giới là phải có loại bảo hiểm này.

Trong khi tại Việt Nam mới dừng ở mức đền bù thiệt hại, thì thế giới thì đã tiến rất xa trong lĩnh vực này, dùng mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự như một công cụ kinh tế để điều tiết hành vi tham gia giao thông.

Hiện nay, tại Việt Nam các công cụ về hành chính và giáo dục đã được áp dụng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuy nhiên công cụ đòn bẩy kinh tế gần như chưa được áp dụng, chính bởi vậy kết quả và hiệu quả của các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông bị giảm đi đáng kể.

Tại phần lớn các quốc gia phát triển, ngoài công cụ về hành chính và giáo dục, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được sử dụng như một công cụ kinh tế rất quan trọng để khuyến khích hành vi lái xe an toàn (được hưởng mức bảo hiểm thấp), đồng thời là công cụ nhắc nhở cảnh báo các lái xe có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông hoặc lái xe không an toàn (phải đóng mức bảo hiểm cao).

Việc quy định mức đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thay đổi theo mức độ rủi ro của phương tiện, người lái, môi trường và theo lịch sử vi phạm trật tự an toàn giao thông của người lái đang được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Đức, Úc, Anh, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia...).

Các mức phạt với hành vi không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy, bảo hiểm ô tô,…) hiện nay tại Việt Nam theo tôi là còn thấp trong mối tương quan với thu nhập. Các cơ quan tham mưu nên có các nghiên cứu độc lập và kiến nghị các điều chỉnh trong tương lai.

Theothanhnien.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ