UAV MQ-9 Reaper sẽ mang tên lửa AIM-9X để sẵn sàng bắn hạ Su-27

GD&TĐ - Sau sự cố trên Biển Đen, Lầu Năm Góc đang nhắc tới khả năng tích hợp tên lửa không đối không AIM-9X cho các UAV MQ-9 Reaper hoạt động tại đây.

UAV MQ-9 Reaper sẽ mang tên lửa AIM-9X để sẵn sàng bắn hạ Su-27

Sự cố gần đây với việc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ rơi xuống vùng nước của Biển Đen khiến các quan chức quân sự tại Lầu Năm Góc phải suy nghĩ về việc liệu chiếc UAV này có khả năng tự vệ trong trường hợp xảy ra không chiến hay không.

Cần nhấn mạnh, MQ-9 Reaper khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu có thể được trang bị tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder với đầu dò hồng ngoại thụ động.

Biến thể mới nhất của tên lửa này được trang bị kênh truyền dữ liệu, cho phép kiểm soát đạn sau khi phóng và đặc biệt là chức năng khóa mục tiêu sau khi khai hỏa.

Trong một số trường hợp nhất định, AIM-9X cũng có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Đặc biệt, khả năng sử dụng loại tên lửa này trên máy bay không người lái đã được chứng minh trong các cuộc thử nghiệm.

Vào năm 2017, MQ-9 Reaper đã bắn hạ thành công UAV mục tiêu theo cách này, và vào năm 2020, nó lại dùng tên lửa AIM-9X để tiêu diệt bia bay hành trình BQM-167.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ có khả năng mang vũ khí rất đa dạng.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ có khả năng mang vũ khí rất đa dạng.

Cùng với vũ khí, khả năng tự vệ của MQ-9 Reaper cũng sẽ được tăng cường thông qua các khí tài đối phó điện tử, cũng như bổ sung thuật toán nhận thức tình huống về các mối đe dọa.

Một pod treo ngoài đặc biệt sẽ có mặt trên MQ-9, khí tài này được thiết kế chủ yếu để chống lại hệ thống phòng không mặt đất, nhưng cũng có thể được sử dụng cùng với tên lửa AIM-9X.

Mặc dù UAV MQ-9 Reaper có khả năng tự vệ trong không chiến nếu các loại vũ khí - khí tài nói trên được lắp đặt trên máy bay, tuy nhiên rất khó để nó chống lại được một tiêm kích chuyên nghiệp như Su-27 Flanker.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ