Mỹ muốn biến Biển Đen thành 'hồ nước của NATO'

GD&TĐ - Khu vực Biển Đen thường được xem như "ao nhà" của Nga, nhưng sắp tới tình trạng này có thể thay đổi.

Mỹ muốn biến Biển Đen thành 'hồ nước của NATO'

Chính quyền Mỹ được cho là đang thực thi chiến lược nhằm biến Biển Đen thành "hồ nước" của Liên minh quân sự NATO.

Nhà báo Mehmet Ali Güller trong một bài viết đăng trên tờ Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho rằng vùng biển này nên thuộc về tất cả các quốc gia một cách bình đẳng.

Ông Güller đã hướng sự chú ý đến những lời của Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby, khi nhân vật trên nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên bầu trời Biển Đen, bất chấp sự cố vừa xảy ra với UAV MQ-9 Reaper của họ.

“Vậy chiến lược của Mỹ là gì? Sau sự sụp đổ của Liên Xô, trong tình hình đã nảy sinh, Washington đang cố gắng tìm cách biến Biển Đen thành 'cái ao' của các quốc gia NATO”, tác giả bài phân tích cho biết.

Nhà báo Güller còn cáo buộc Washington đang cố gắng cản trở những nỗ lực của Ankara nhằm duy trì sự hài hòa và cân bằng ở Biển Đen. Chính vì lý do này mà Hoa Kỳ đã biến Gruzia trở thành đối tác của NATO.

Có thể trong tương lai, 5 trong số 6 quốc gia Biển Đen (Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận nền độc lập của Abkhazia) sẽ trở thành thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.

“Do đó, Hoa Kỳ đang cố gắng thiết lập ưu thế chiến lược trước Liên bang Nga và giành lợi thế trong cuộc đua giành quyền lực toàn cầu bằng cách nắm giữ một phần quan trọng của lục địa Á - Âu”, ông Guller viết.

Hải quân Mỹ sắp tới sẽ có ưu thế vượt trội trước Nga trong vùng nước Biển Đen.

Hải quân Mỹ sắp tới sẽ có ưu thế vượt trội trước Nga trong vùng nước Biển Đen.

Thời gian sắp tới, khi Kênh đào Istanbul hoàn thành, Hải quân Mỹ có thể hiện diện lâu dài trong Biển Đen, thậm chí điều động cả tàu sân bay tới những điểm nóng.

Cần nhấn mạnh, Công ước Montreaux hiện tại chỉ quy định điều khoản ra vào cũng như lưu trú của tàu chiến thuộc những quốc gia ngoài khu vực Biển Đen khi chúng đi qua Eo biển Bosphorus mà thôi, và Mỹ chuẩn bị vượt qua rào cản lớn nói trên.

Theo Cumhuriyet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.