Tỷ phú chi 100 triệu Euro để “cứu” Nhà thờ Đức Bà Paris là nhân vật thế nào?

Chỉ vài giờ sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra, tỷ phú người Pháp Francois Henri-Pinault đã cam kết chi 100 triệu Euro để cứu lấy Nhà thờ Đức Bà Paris.

Ông Francois-Henri Pinault là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Kering.
Ông Francois-Henri Pinault là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Kering.

Vương miện gai của Chúa Giê-su cùng các bảo vật khác vẫn được giữ nguyên vẹn một cách kỳ diệu sau ngọn lửa hung tàn bao trùm Nhà thờ Đức Bà Paris.

Người dân Paris quỳ xuống, nắm chặt tay nhau đồng lòng hát vang Ave Maria trên đường phố trước khung cảnh hoang tàn của Nhà thờ Đức Bà.

Phản ứng của các nhà lãnh đạo, người dùng mạng sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris: Sốc, bàng hoàng, “giống như mất người thân yêu”.

Chỉ vài giờ sau vụ hỏa hoạn, tỷ phú người Pháp Francois Henri-Pinault đã đưa ra thông báo, ông cam kết sẽ chi 100 triệu Euro để giúp khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Hành động hào phóng của tỷ phú này xuất hiện sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát động chiến dịch gây quỹ quốc gia để xây dựng lại một trong những biểu tượng vĩ đại của nhân loại.

Ông Francois-Henri Pinault sinh năm 1962, là một doanh nhân nổi tiếng người Pháp. Ông hiện là giám đốc điều hành của Tập đoàn Kering. Tập đoàn này là chủ sở hữu của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Gucci và Yves Saint Laurent. Khoản tiền tài trợ sẽ được trích từ công ty đầu tư của gia đình Pinault Artemis.Tỷ phú tuyên bố sẵn sàng chi 100 triệu Euro để cứu Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ cháy kinh hoàng là nhân vật thế nào mà khiến ai cũng phải kiêng nể? - Ảnh 2.

Ông Francois-Henri Pinault cùng vợ thường xuyên tham dự các sự kiện đẳng cấp quốc tế.

Ít ai biết rằng, Francois Henri-Pinault sinh ra trong một gia đình giàu có bậc nhất nước Pháp, sở hữu từ nhà bán đấu giá nổi tiếng Christie, thương hiệu thời trang cao cấp Gucci tới hãng rượu vang Bordeaux danh tiếng Chateau Latour.

Ông là con trai của Francois Pinault, người sáng lập huyền thoại của tập đoàn PPR nổi tiếng. Trước đây, tập đoàn này nguyên là một doanh nghiệp buôn bán gỗ. Sau đó, PPR phát triển sang lĩnh vực bán lẻ cao cấp. 

Cha của Francois Pinault, hiện 82 tuổi, là người giàu thứ 23 trên thế giới, với khối tài sản ước tính lên tới 37,3 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index .

Tiếp quản sự nghiệp từ cha mình, Francois Pinault đã biến PRR trở thành một trong những đế chế kinh doanh hùng mạnh trong lĩnh vực các mặt hàng xa xỉ nhất thế giới. Vào tháng 6/2013, Francois-Henri Pinault đổi tên PPR thành tập đoàn Kering như hiện này.

Tỷ phú tuyên bố sẵn sàng chi 100 triệu Euro để cứu Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ cháy kinh hoàng là nhân vật thế nào mà khiến ai cũng phải kiêng nể? - Ảnh 3.

Ông Francois-Henri Pinault xuất thân tại gia đình giàu có bậc nhất nước Pháp.

Tỷ phú tuyên bố sẵn sàng chi 100 triệu Euro để cứu Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ cháy kinh hoàng là nhân vật thế nào mà khiến ai cũng phải kiêng nể? - Ảnh 4.

Gia đình hạnh phúc của tỷ phú này.

Ông kết hôn vào năm 1996 với người vợ đầu tiên là người Pháp. Sau đó cả hai ly hôn vào năm 2004. Đến năm 2009, tỷ phú này tái hôn với nữ diễn viên người Mexico Salma Hayek đúng vào ngày Valentine. Họ có với nhau một cô con gái hơn 10 tuổi.

Francois-Henri Pinault và gia đình luôn trân trọng những giá trị mang tính nghệ thuật, lịch sử. Gia đình ông đang sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ gồm 3000 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm của những nghệ sĩ có tên tuổi như Picasso, Mondrian và Koons. Họ dự định mở một bảo tàng ở Pháp vào năm 2020.

Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi Francois-Henri Pinault là một trong những tỷ phú đầu tiên lên tiếng xác nhận cam kết chi một số tiền không hề nhỏ để giúp khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những niềm tự hào của người dân nước Pháp, một biểu tượng vĩ đại của lịch sử nhân loại, sau vụ cháy kinh hoàng tối 15/4.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.