Các nhà nghiên cứu ở Canada phát hiện rằng phụ nữ sống ở các thành phố lớn có tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ cao hơn so với phụ nữ sống ở nông thôn, chênh lệch từ 6% đến 10%, nhà nghiên cứu hàng đầu Dr. Simone Vigod, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Phụ nữ ở Toronto cho hay.
"Gần 1/10 phụ nữ ở khu vực thành thị có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, so với 1/20 phụ nữ ở khu vực nông thôn. Phụ nữ ở các khu vực đô thị lớn hơn có thể có nguy cơ cao hơn do bị cô lập xã hội. Đồng thời, thành phố cũng có dân số lớn của những người nhập cư đến và điều này có thể dẫn tới việc giảm bớt hỗ trợ xã hội."
Nhóm nghiên cứu cũng nhanh chóng loại bỏ ý tưởng rằng trầm cảm sau sinh cũng giống với những trường hợp ít nghiêm trọng hơn như hội chứng "baby blues". Một ước tính cho biết có tới 70% phụ nữ có triệu chứng của baby blues trong tuần đầu tiên sau khi có em bé, nhưng tình trạng trầm cảm sau sinh kéo dài vượt ra ngoài tuần đầu tiên và bao gồm các hệ quả nghiêm trọng hơn nhiều.
Trong khi baby blues bao gồm nỗi buồn, cảm giác khó chịu, và rối loạn giấc ngủ thì trầm cảm sau sinh mang đến cảm giác của sự trống rỗng, vỡ mộng, và cảm giác chán nản tột bậc - đôi khi từ cả mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với bạn đời.
Những yếu tố dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh
Tự cách ly mình khỏi xã hội là một trong những rủi ro nghiêm trọng dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh ở nhiều phụ nữ. Những biến động của việc lần đầu làm mẹ, hoặc đôi khi là lần 2 có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi phụ nữ. Những căng thẳng có thể quá sức chịu đựng, và những người mẹ nào có được sự hỗ trợ phù hợp sẽ đối phó với những biến động này tốt hơn so với những người không có.
Điều này đồng nghĩa với việc có một người chồng hoặc nửa kia để chia sẻ trách nhiệm chăm sóc, có ông bà xung quanh để giúp đỡ, hoặc là có rất nhiều bạn bè để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ từ xã hội là điều vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, phụ nữ sống ở các thành phố thường hay tự cô lập hơn những người sống ở các khu vực khác. Có tiền sử của bệnh trầm cảm là một yếu tố khác đáng lưu tâm, tuy nhiên, làm thế nào mà hội chứng này liên quan đến cuộc sống thành thị vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Là người nhập cư cũng là một yếu tố nguy cơ khác, phụ nữ nhập cư thường nhận được ít sự hỗ trợ xã hội hơn những người phụ nữ ở thành phố. Từ đó, họ sẽ tự cô lập bản thân khỏi xã hội.
Có lẽ, yếu tố nguy cơ rủi ro mạnh nhất đối với các bà mẹ ở thành phố là thiếu sự hỗ trợ từ xã hội. Các thành phố có khuynh hướng cô lập và cá nhân hóa nhiều hơn khu vực nông thôn, nơi cộng đồng đóng một vai trò lớn trong việc nuôi dạy trẻ em. Các bà mẹ nông thôn bình thường sẽ mở rộng sự giúp đỡ của gia đình trước khi bị buộc phải tự lực.
Cách giúp đỡ các bà mẹ gặp trầm cảm sau sinh
Nhiều nghiên cứu tìm ra lý do tại sao một số phụ nữ lại phát triển căn bệnh tâm lý tàn khốc này sau khi sinh và tìm ra những phương án giúp ngăn ngừa và điều trị nó. Hiểu được rằng phụ nữ ở các thành phố thường có nhiều khả năng phát triển trầm cảm sau sinh, các quan chức y tế và chuyên gia sức khỏe tâm thần nên chủ động tiếp cận để giúp đỡ điều trị tâm lý với nhiều phụ nữ hơn.
Hỗ trợ từ xã hội là một yếu tố rất quan trọng, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng thông tin mới của họ đưa ra sẽ giúp kết nối tốt hơn đối với các bà mẹ đô thị với nhau. Các dịch vụ công cũng giúp các bà mẹ kết nối với nhau một cách dễ dàng. Nâng cao các dịch vụ sức khỏe tâm lý cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh, nếu họ được điều trị sớm và phòng ngừa thì kết quả sẽ vô cùng đặc biệt. Chúng ta càng hiểu nhiều hơn về các bà mẹ và căn bệnh trầm cảm thì càng có nhiều phụ nữ được giúp đỡ.