Tuyển sinh bằng xét học bạ THPT: Thí sinh không đổ xô vào ngành học mới

Tuyển sinh bằng xét học bạ THPT: Thí sinh không đổ xô vào ngành học mới

Các ngành thuộc về thế mạnh của các trường vẫn là lựa chọn phần lớn các  hồ sơ xét tuyển của học sinh gửi đến. 

Đơn cử, tại Trường ĐH Kinh tế- Tài Chính(UEF) tới thời điểm này số lượng hồ sơ xét tuyển bằng học bạ THPT nộp về mới chỉ ở mức tương đối. So với năm trước thì có sự quan tâm của thí sinh sớm và nhiều hơn một chút.  Những ngành học đang  có số hồ sơ xét tuyển cao gồm: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh 

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) cũng có số lượng hồ sơ xét tuyển học bạ nộp về ổn hơn năm trước. Ngoài những ngành thuộc thế mạnh của Nhà trường được thí sinh quan tâm như: Marketing, Dược học, Quản trị Khách sạn, CNTT thì một số ngành mới như AI, Kiến trúc cảnh quan, Quản lý Công nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của học sinh. Hiện ngành Quản trị Kinh doanh là ngành có số lượng hồ sơ nộp vào cao nhất. 

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý- Hiệu trưởng Trường cao đẳng Quốc tế TP.HCM cũng thông tin nhóm ngành học đang nhận được sự quan tâm lớn của học sinh gồm: Quảng trị nhà hàng, Bếp, Quản trị kinh doanh, Dược .

Tính đến thời điểm hiện tại, HUTECH đã nhận được khoảng trên 6.000 nguyện vọng đăng ký xét bằng học bạ THPT.

Các nhóm ngành thu hút thí sinh, không có quá nhiều khác biệt so với các năm trước. Nhìn chung, các nhóm ngành Kinh tế - quản trị như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế hay Ngoại ngữ như ; Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều thí sinh.

Đối với nhóm ngành Kỹ thuật - công nghệ, hai ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ô tô tiếp tục có số lượng xét tuyển đông nhất.

Tuyển sinh bằng xét học bạ THPT: Thí sinh không đổ xô vào ngành học mới ảnh 1
Học sinh THPT trao đổi với chuyên viên tư vấn tuyển sinh của UEF tại ngày hội tuyển sinh

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung- Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh & Truyền thông HUTECH: Biến động lớn nhất nằm ở các ngành liên quan đến truyền thông - quảng cáo như: Truyền thông đa phương tiện hay Thiết kế đồ họa có số lượng xét tuyển tăng đáng kể, có thể là do sự nổi lên của nhóm ngành này thông qua những chiến dịch truyền thông lớn trong giai đoạn các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Một điểm bất ngờ đáng chú ý chính là khối ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành... khi số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển khá cao. Dù ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề trước dịch Covid-19 và có khá nhiều thí sinh trăn trở về việc chọn ngành trong giai đoạn nghỉ học vừa qua.

Rõ ràng, từ thống kê nhanh xu hướng chọn ngành, chọn nghề của thí sinh năm nay ở vài trường cho thấy; không có nhiều sự dịch chuyển về nhóm ngành nghề.  Sức hút của các ngành mới chưa tạo độ "hot" thật sự với thí sinh như một số ngành mới những năm trước (Dược, Công nghệ Sinh học, Công nghệ thực phẩm). Điều đó thể hiện rõ sự thận trọng nơi thí sinh cũng như phụ huynh. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.