Trao đổi với ông Nguyễn Minh Anh Tuấn - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Tuyên Quang), được biết, để có được bộ tài liệu này, trước hết, cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã thông qua chương trình, trong đó có xây dựng khung chương trình ôn tập cho lớp 12 và gửi xuống các trường để trao đổi.
Sau đó, Sở tổ chức 3 hội thảo riêng biệt cho mỗi môn học, kéo dài trong vài ngày để thảo luận, bổ sung với sự tham gia của giáo viên các bộ môn. Bộ tài liệu tạm thời thành hình hài sau hội thảo lại tiếp tục qua sự thẩm định của chuyên viên Sở GD&ĐT và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên cốt cán.
- Quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia được ban hành vào tháng 9, đến nay được khoảng trên 2 tháng. Vậy mà thời điểm nay, tài liệu ôn tập dành cho giáo viên toàn tỉnh đã hoàn chỉnh, về tới các trường.
Liệu sự gấp gáp này có làm ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập, bởi hầu hết các giáo viên của Tuyên Quang đều coi đây là “cẩm nang” để sử dụng dạy học, ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015 sắp tới.
Nói về thời gian, ngay từ khi chuẩn bị đổi mới thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang và các phòng bộ môn đã thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về vấn đề này.
Cho đến khi Quyết định 3538 phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 chính thức ban hành, Sở đã ngay lập tức bắt tay vào việc. Đầu tiên là tuyên truyền đến từng trường, từng giáo viên, học sinh và cả những lực lượng liên quan về những nội dung đổi mới.
Cũng ngay từ lúc đó, công việc chuẩn bị cho soạn thảo bộ tài liệu ôn tập này đã được tiến hành. Như đã nói ở trên, việc xây dựng phải qua 3 công đoạn, tiến hành hết sức nghiêm túc.
Và, điều đáng nói là, bộ tài liệu này đều có phần rất mở để các trường có thể tự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện dạy học, trình độ giáo viên, học sinh.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tuyên Quang làm việc này. Cách đây khoảng 5 - 6 năm, Sở GD&ĐT đã xây dựng bộ tài liệu ôn tập nội bộ cho cả 8 môn học. Năm nay, việc này được tiếp tục làm, tuy nhiên là có nhiều điểm mới, phù hợp với phương án thi mới.
- Ông có thể cho biết sơ bộ những nội dung đáng chú ý của chương
Sở GD&ĐT Tuyên Quang yêu cầu triển khai tài liệu ôn tập do tổ/nhóm bộ môn xây dựng dựa trên bộ tài liệu này đến 100% học sinh lớp 12; khuyến khích gửi hoặc copy bản mềm cho học sinh.
Giáo viên phô tô nội dung, tài liệu ôn tập đến 100% học sinh tham gia ôn tập, khuyến khích các học sinh không tham gia ôn tập phô tô tài liệu để tham khảo và tự học.
trình ôn tập?
Hiện nay, chúng tôi mới xây dựng được chương trình ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Mỗi chương trình đều có những điểm nhấn rất riêng.
Ví dụ, ở môn tiếng Anh, chương trình quan tâm đến phát triển cho học sinh trong cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, nhấn mạnh đến kỹ năng viết bài luận.
Môn Ngữ văn hết sức lưu ý xu hướng ra đề thi mở, gắn với thực tiễn cuộc sống. Nhất là nội dung đọc hiểu có những hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết, nhằm làm thế nào để học sinh có thể hiểu được ý nghĩa văn bản trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng thời gian làm bài thi.
Riêng môn Toán, với đặc thù học sinh của Tuyên Quang sức học chưa tốt nên các chuyên đề Toán được xây dựng theo hướng, chú trọng đi chắc vào các phần kiến thức cơ bản.
Làm sao để học sinh chắc chắn không bỏ qua phần kiến thức dễ ăn điểm trong đề thi. Làm đến đâu chắc đến đó. Tất nhiên, cũng có các chuyên đề nâng cao dành cho đối tượng học sinh khá giỏi.
- Sở đã có khảo sát sơ bộ về hiệu quả sử dụng chương trình ôn tập này trong các nhà trường chưa, thưa ông?
Sở cũng đã có khảo sát ban đầu. Về cơ bản giáo viên và học sinh hào hứng đón nhận. Nhưng, điều đáng mừng là, các giáo viên đều vận dụng sáng tạo chương trình, không thụ động, không coi chương trình là kiến thức cứng, cứ thế áp theo để dạy.
Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh;
Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động học của học sinh tránh nhàm chán, nặng nề về tâm lý cho học sinh.
Cần có các biện pháp động viên, khích lệ sự cố gắng và tiến bộ của học sinh.
- Để việc sử dụng chương trình có hiệu quả, ông có lưu ý gì đối với các cán bộ quản lý, giáo viên khi triển khai trong các nhà trường?
Để đảm bảo hiệu quả ôn tập, Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã lưu ý cán bộ quản lý cần tổ chức rà soát chất lượng thực của học sinh lớp 12 để phân loại đối tượng học sinh theo trình độ nhận thức, bàn giao chất lượng cho giáo viên phụ trách.
Đồng thời, chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn và giáo viên trực tiếp ôn tập xây dựng xây dựng chương trình và nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức tốt công tác ôn tập. Xem xét và phê duyệt kế hoạch, nội dung giảng dạy của bộ môn trên cơ sở đề xuất của tổ/nhóm chuyên môn.
Cán bộ quản lý cũng cần quản lý chặt chẽ công tác dạy, ôn tập của giáo viên và học sinh.
Trong đó bao gồm: Hồ sơ sổ sách, kế hoạch dạy ôn tập của nhà trường, nội dung, chương trình ôn tập, bài soạn của giáo viên (có phê duyệt của tổ trưởng/trưởng nhóm bộ môn theo từng chuyên đề), tài liệu ôn tập của học sinh, tỷ lệ chuyên cần của học sinh, công tác thu chi và việc thực hiện kế hoạch ôn tập đã đề ra.
Cùng với đó, lưu ý sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo hợp lý, không gây quá tải đối với học sinh trong từng buổi học.
Các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên được chỉ đạo trực tiếp ôn tập thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh sau mỗi nội dung hoặc chuyên đề.
Việc ra đề kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh phải được thực hiện theo nguyên tắc giáo viên trực tiếp giảng dạy không ra đề và chấm bài của học sinh mình giảng dạy.
Căn cứ kết quả khảo sát, hiệu trưởng tư vấn, đề nghị giáo viên kịp thời điều chỉnh PPDH, nội dung giảng dạy cho phù hợp, cùng giáo viên tháo gỡ khó khăn nảy sinh trong quá trình ôn tập.
Sở khuyến khích các trường định kỳ tổ chức lấy ý kiến của học sinh đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy, nội dung, chương trinh, tài liệu ôn tập, phương pháp dạy học, … để kịp thời có các điều chỉnh cần thiết, đảm bảo hiệu quả ôn tập.
Đối với giáo viên, Sở yêu cầu căn cứ kết quả khảo sát chất lượng của học sinh, cùng tổ/nhóm bộ môn xây dựng khung chương trình, nội dung ôn tập chi tiết (bao gồm thời lượng, nội dung, tài liệu ôn tập) phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, trình hiệu trưởng phê duyệt.
Đồng thời, tổ chức ôn tập theo đúng nội dung, chương trình đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
Đặc biệt, trước khi lên lớp, giáo viên phải có bài soạn. Bài soạn phải thể hiện rõ các nội dung: yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng; chuẩn bị của giáo viên và học sinh; phương pháp dạy học (tiến trình lên lớp của giáo viên và hình thức tổ chức hoạt động học của học sinh;
Cùng với đó là dự kiến chia nội dung của từng chuyên đề theo từng tiết dạy trong đó có nội dung dạy trên lớp, có nội dung giao cho học sinh làm ở nhà; bài soạn có thể soạn theo từng chủ đề hoặc theo từng buổi dạy hoặc theo từng tiết học.
Giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; tích cực tư vấn cho học sinh chọn môn thi tự chọn, lựa chọn cụm thi phù hợp với năng lực thực của học sinh;
Lưu ý giáo viên giao bài tập về nhà cụ thể cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu của buổi học tiếp theo; chỉ giải thích các vấn đề trọng tâm hoặc các nội dung mà học sinh chưa hiểu rõ.
- Xin cảm ơn ông!