Tương lai nào cho quan hệ Mỹ và Iran?

GD&TĐ - Đầu tháng này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi thế giới cô lập Iran và đe dọa sẽ khởi động việc trục xuất những người Iran cuối cùng khỏi Syria. Mỹ và Iran đang trong trạng thái rất thù địch. Liệu hai nước có là kẻ thù mãi mãi?

Một người phụ nữ đi qua một bức tranh cổ động về tinh thần yêu nước trên đường phố Tehran
Một người phụ nữ đi qua một bức tranh cổ động về tinh thần yêu nước trên đường phố Tehran

Cứng rắn và đối đầu

Về lý thuyết, không có quốc gia Hồi giáo nào có vị trí tốt hơn Iran để đóng vai trò hàng đầu ở Trung Đông. Họ có đầy đủ các yếu tố về “thiên - địa - nhân” (sự giàu có về dầu mỏ, vị trí địa lý thuận lợi, nền tảng văn hóa xã hội cao. Nhưng tiềm năng đó đã bị cản trở do Iran tiếp tục can thiệp vào Syria, Yemen, Iraq và Lebanon, thêm vào đó là với thái độ ác cảm với Mỹ.

Cả Mỹ và Iran đều có lỗi trong sự thù địch qua lại này, khi mà các nhà lãnh đạo hai bên không ngừng sử dụng những ngôn từ cứng rắn để “mạt sát” nhau không thương tiếc. Tehran chỉ trích Mỹ là “những kẻ tôi đòi vĩ đại của Satan” và không ngừng lặp lại điều này, coi đó là trung tâm của cuộc bảo vệ cách mạng và nền tảng tôn giáo của Iran; ngược lại, chính quyền Mỹ coi việc tăng cường áp lực đối với Iran là nguyên lý trung tâm của chính sách đối ngoại.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng - ông John Bolton - trước khi tham gia vào chính quyền, đều đã lên tiếng kêu gọi thay đổi chế độ Iran cũng như ủng hộ các cuộc tấn công quân sự vào đất nước này. Những quan điểm đó thực sự được vận động khi họ nắm quyền trong tay và có tiếng nói trên chính trường nước Mỹ cũng như thế giới. Tháng 9/2018, ông Bolton đã yêu cầu các lựa chọn quân sự, sau khi các tay súng được Iran hậu thuẫn nã đạn cối và tên lửa vào khuôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bagdad (Iraq). Tuy nhiên, không có hành động nào được thực hiện. Sau bài phát biểu bị chỉ trích ở Cairo (Ai Cập), ông Pompeo được cho là đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp ở Ba Lan vào tháng tới, nhằm mục đích đoàn kết các nước trong liên minh chống Iran.

Đâu rồi lịch sử hòa hữu?

Mỹ và Iran đã là đối thủ của nhau trong một thời gian dài, đến nỗi thật khó để nhớ rằng họ từng là đối tác thân thiết, sau khi nhà lãnh đạo Mohammed Reza Pahlavicame lên nắm quyền vào năm 1941. Trong Thế chiến thứ hai, Iran là con đường trung chuyển để Mỹ cung cấp khí tài viện trợ cho Liên Xô theo thỏa thuận đồng minh hợp tác diệt phát xít. Năm 1957, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã trao cho Iran công nghệ của một chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình. Dưới thời Tổng thống Richard Nixon (giữa thập niên 1970), Iran trở thành người bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Vịnh Ba Tư…

Tuy vậy, sự phẫn nộ của người dân Iran đối với Mỹ và phương Tây đã xuất hiện từ năm 1953, khi Mỹ và Anh lật đổ thủ tướng Iran được bầu cử dân chủ, cho phép “shah” (một danh hiệu được trao cho các hoàng đế/ vua và lãnh chúa của Iran) trở lại nắm quyền. Với cuộc cách mạng năm 1979, người Iran đã hất cẳng “shah” để thành lập một nhà nước Hồi giáo theo hướng bảo thủ và không thân thiện với phương Tây.

Cuộc khủng hoảng con tin đã khiến Mỹ và các nước phương Tây đưa Iran vào danh sách thù địch; đáp lại Iran cũng có những tuyên bố thù địch với Mỹ và tài trợ cho các nhóm phiến quân, các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm vụ đánh bom Khobar Towers năm 1996 ở Ả-rập Xê-út, giết chết 19 phi công Mỹ.

Còn không cơ hội?

Gần đây, sự thù địch giữa Mỹ và Iran càng lên cao trào. Nó không còn là mâu thuẫn đôi bên nữa, mà thực sự liên quan đến lợi ích quốc gia cả mỗi bên. Với Mỹ, đó còn là sự ảnh hưởng tới chiến lược quốc tế và khu vực. Có chỉ ra những yếu tố khiến căng thẳng giữa hai quốc gia này khó có thể xóa tan: Iran thể hiện sự thù địch ra mặt với Israel, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ; các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở Iraq được nghi là có sự hỗ trợ của Iran; sự hỗ trợ của Iran đối với Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Assad ở Syria và người Houthis ở Yemen; chương trình tên lửa đang phát triển của Iran cùng những nghi ngờ rằng nước này có thể sử dụng chương trình hạt nhân của mình để sản xuất vũ khí hủy diệt...

Tehran cũng có những bất bình đối với Mỹ: Tổng thống Ronald Reagan đã ủng hộ Iraq trong cuộc chiến Iran - Iraq (1980 - 1988); sự cố một tàu tuần dương của hải quân Mỹ bắn hạ một chiếc máy bay dân sự của Iran trên Vịnh Ba Tư năm 1988, làm 290 người thiệt mạng… Trên hết, đó là việc Mỹ đã nhiều thập kỷ thực thi các chính sách trừng phạt đối với Iran.

Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, làm mất đi một cơ hội duy nhất cho hòa hữu giữa hai nước. Thỏa thuận này không chỉ kiềm chế chương trình hạt nhân Iran, mà tạo ra không gian tiềm năng cho Iran và phương Tây để giảm dần sự thù địch và mở rộng hợp tác.

Hiện nay, Iran vẫn đang tuân thủ thỏa thuận ba năm, nhưng lại hiện diện quân sự ở hầu hết các xung đột trong khu vực. Điều này tạo cho ông Trump một lý do hợp lý để mô tả Iran như một kẻ thù cần phải trừng phạt bằng các biện pháp cứng rắn. Nhiều người cho rằng, đất nước Iran cần một chính phủ dân chủ hơn, nhưng bất kỳ thay đổi nào cũng nên bắt đầu với người Iran, chứ không phải do áp lực từ một cường quốc bên ngoài như Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.