Tuổi 20 xa xôi của các nhà lãnh đạo

Hãy quên đi những khuôn mặt đầy nếp nhăn với vẻ nghiêm nghị thường trực, các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới cũng từng có một thời thanh xuân ít ra là… đẹp trai hơn bây giờ!

Tuổi 20 xa xôi của các nhà lãnh đạo

Tuổi 20 của họ như thế nào? Theo trang MIC.com, như bao thanh niên khác, họ cũng trải qua thời kỳ hoài nghi bản thân, cũng làm những công việc vô nghĩa để mưu sinh, cũng ăn uống kham khổ…

1. Tổng thống Mỹ Barack Obama

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học chính trị của Trường ĐH Columbia năm 1983, chàng trai Obama chuyển đến Chicago và tham gia xây dựng lại các cộng đồng thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa nhà máy thép địa phương. Tiếp đó, ông đi thăm thú vài nơi – có cả gặp lại họ hàng ở Kenya – trước khi nhập học tại Trường Luật Harvard vào năm 1988.

Có nhiều thông tin lan truyền rằng đương kim tổng thống Mỹ cũng có thời thiếu niên nổi loạn, thử đủ thứ từ rượu đến cần sa để “tìm cách lãng quên câu hỏi bản thân là ai ra khỏi đầu”.

2. Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chưa học xong đại học, ông Putin đã bộc lộ khao khát được hoạt động tình báo. Không lâu sau khi lấy được tấm bằng ngành luật của Trường ĐH Leningrad, chàng trai trẻ với ánh mắt kiên định bắt đầu làm việc cho các cơ quan an ninh quốc gia. Khi chuyển qua lĩnh vực phản gián cũng là lúc Putin lọt vào mắt xanh của các quan chức tình báo nước ngoài ở Nga.

Hơn 10 năm lăn lộn trong ngành tình báo tỏ ra rất phù hợp với tính cách kín đáo của Tổng thống Nga. Bằng chứng là quãng đời tuổi trẻ của ông rất ít được hé lộ, người ta chỉ biết chắc chắn một điều:Vladimir Putin chăm chỉ tập judo mỗi lúc rảnh khi còn học đại học.

3. Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Ông Assad dành phần lớn những năm đầu của tuổi 20 để mài đũng quần tại Trường ĐH Damascus và tốt nghiệp ngành y vào năm 1988. Chú tâm vào con đường trở thành bác sĩ, ông Assad tuyệt nhiên không mơ màng gì chính trị cho đến khi người anh Bassel qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Biến cố này đẩy ông Bashar al-Assad đến vị trí người kế vị cho cha mình, cựu Tổng thống Hafez al-Assad, với kinh nghiệm chính trường là con số 0 tròn trĩnh.

4. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Chưa đầy 20 tuổi ông Netanyahu đã gia nhập quân đội Israel, phục vụ tại đơn vị tinh nhuệ. Vị thủ tướng gây nhiều tranh cãi này từng tham gia nhiều chiến dịch đáng chú ý, trong đó có chiến dịch Isotope giải cứu một máy bay chở khách bị không tặc vào năm 1972. Tiếp đó, ông trải qua mấy năm học về kiến trúc và quản trị kinh doanh tại Mỹ.

Mới đây, Bibi (biệt danh của ông Benjamin Netanyahu) bị một quan chức Mỹ giấu tên chê bai là “sợ hãi không dám phát động chiến tranh”. Tuy nhiên, khi 30 tuổi, ông là thành viên của lực lượng đặc nhiệm Israel và từng chỉ huy một chiến dịch đột kích vào sâu lãnh thổ Syria.

5. Thủ tướng Anh David Cameron

Tuổi 20 xa xôi của các nhà lãnh đạo ảnh 5

Rời Trường ĐH Brasenose với tấm bằng danh dự loại ưu, ông Cameron làm việc tại phòng nghiên cứu của Đảng Bảo thủ suốt 5 năm sau đó. 

Ông nhận được vô số lời khen, nhiều nhất là chăm chỉ và tài năng. Nhưng ít ai biết, ông từng gia nhập câu lạc bộ Bullingdon hồi đại học. Tin đồn truyền tai nhau rằng câu lạc bộ này nổi tiếng khắp trường về thành tích chè chén và bày trò tai quái, chẳng trách ông David Cameron sau này luôn từ chối nhắc đến nó.

6. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Những năm 20 của ông Tập trôi qua ở một ngôi làng hẻo lánh tên Liangjiahe của tỉnh Thiểm Tây, như những gì mà trí thức trẻ Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa trải qua. Làm nông dân ở đây đến năm 22 tuổi thì ông Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh học làm kỹ sư hóa học tại Trường ĐH Thanh Hoa.

7. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Mô tả thời niên thiếu của ông Kim Jong-un có lẽ phù hợp nhất là từ “bí ẩn”. Ngay cả năm sinh thực sự cũng không chắc đúng là 1982 như thông báo chính thức. 

Theo truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo trẻ tốt nghiệp Trường ĐH Kim Il-sung và bắt đầu tháp tùng cha mình là ông Kim Jong-il trong các chuyến thị sát quân đội trước khi tròn 30 tuổi.

Khi sức khỏe của ông Kim Jong-il suy yếu, người con trai út này được thăng làm tướng 4 sao, ngồi vào ghế Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động cầm quyền và trở thành thành viên Ủy ban Trung ương. Tất cả những vị trí cấp cao này được quyết chỉ trong vòng vài giờ tại một cuộc họp đảng vào năm 2010.

Khía cạnh đời thường của nhà lãnh đạo được thần thánh hóa có lẽ là niềm đam mê mãnh liệt dành cho đội bóng rổ Chicago Bulls của Mỹ. Ông Kim yêu thích Dennis Rodman đến mức nhiều lần mời cựu ngôi sao này đến Triều Tiên.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.