Tự mình thay số phận, đổi cuộc đời

GD&TĐ - Từng là học trò cá biệt nhưng chỉ qua một câu nói của cô giáo, chàng trai Hà thành đã trở thành thầy giáo - NCS.TS Nguyễn Quốc Tư – Giám đốc Công ty Con đường Hoa ngữ giảng dạy trực tuyến về Tiếng Trung Quốc.

NCS.TS Nguyễn Quốc Tư – Giám đốc Công ty Con đường Hoa ngữ (ChineseRd Việt Nam)
NCS.TS Nguyễn Quốc Tư – Giám đốc Công ty Con đường Hoa ngữ (ChineseRd Việt Nam)

Tiền phiên dịch của thầy Tư cho một buổi chiều tại hội thảo lên tới 28 triệu đồng.

Đỗ Đại học để… được chơi game

Là chàng trai Hà thành, bị cái nghèo đeo đuổi, thầy Tư phải theo bố mẹ vào Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới từ lúc còn nhỏ. 10 năm tuổi thơ làm bạn với rừng núi. Nhà cách chợ 2 tiếng, cả tháng mới có một bữa ăn tươi. Vì nhỏ nên Tư được ở dưới núi với ông bà, một tuần mới được lên núi thăm bố mẹ một lần.

Với đủ nghề trồng cà phê, cao su, làm đậu, ươm tơ, làm lâm nghiệp, bố của Tư cuối cùng cũng phá sản với hai bàn tay trắng. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Lớp 5, sau một tai nạn do ngồi trên xe ngựa kéo gỗ bị lật nên Tư bị gẫy chân, Tư phải bỏ học. Cả nhà chuyển ra Hà Nội nhưng không có nhà để ở, phải ở nhờ nhà bà ngoại để lại cho cậu mợ. Được về với thủ đô, Tư bắt đầu biết đến các trò chơi online, điện tử, quán game của các bạn cùng trang lứa. Cường độ những buổi đi chơi nhiều lên, đầu óc suy nghĩ về game cũng nhiều lên từng ngày.

Bất cứ làm gì mà được chơi game là Tư làm. Nghiện game, trộm cắp vặt, vượt rào đi chơi…; 11 tuổi – 18 tuổi, Tư sống trong thế giới riêng chỉ có game. Không còn cách nào khác, bố của Tư ra quy định, cứ học tiên tiến là được chơi game tại nhà, không ra quán. Vì thế, Tư cố gắng mỗi ngày chỉ để được… chơi game. Đến cái mơ ước thi Đại học gì cho phù hợp Tư cũng không biết. Nhưng Tư biết hỏi anh trai của mình: “Thi Đại học gì để khi đỗ thì bố có thể mua máy tính cho em chơi được… game, anh gợi ý cho em?”. Anh trai của Tư bảo: vậy thì cứ vào Đại học có ngành công nghệ thông tin bố khác mua máy cho. Nhìn lại khả năng của mình, dốt môn Hóa không thể thi khối A, nên Tư quyết định thi khối D, dù tiếng Anh cũng chẳng giỏi. Lúc đó chỉ có Đại học Hà Nội là có khối D với ngành CNTT.

Tư quả quyết với  mẹ: “Con có mỗi một nguyện vọng, nếu không được thì con ở nhà bán dừa xiêm với mẹ”. Thấy đứa họ học thêm ngoại ngữ trong làng, Tư cũng bắt đầu đi học thêm. Tư quyết tâm thi và đã đỗ vào trường Đại học Hà Nội. Chọn ngành học CNTT lúc đó cũng đâu phải là để chinh phục tương lai của Tư. Chẳng qua nó chỉ đơn thuần là để được bố mua cho máy tính để chơi… game.

Thầy Tư cùng vợ và con tham gia phần thi múa và thư pháp chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 tại Bắc Kinh Trung Quốc
Thầy Tư cùng vợ và con tham gia phần thi múa và thư pháp chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 tại Bắc Kinh Trung Quốc

“Cô thấy Tư có năng khiếu tiếng Trung đấy!”

Tư được bố mua cho cái máy tính vì đỗ Đại học Hà Nội với điểm cao 27,5 (điểm chuẩn 21). Chiếc máy tính cổ, chậm đến mức bấm nút khởi động, ra vo gạo cắm cơm, đặt nước xong quay lại máy khởi động xong là vừa. Tư dần nhận ra, việc nỗ lực học để được cái máy tính của bố cũng không dễ dàng gì. Môn CNTT trong trường được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nên Tư may mắn được tiếp xúc nhiều với tiếng anh hơn.

Một bạn lớp dưới trong CLB tiếng Anh của trường rủ Tư ra cổng có lớp học Tiếng Trung miễn phí, Tư tò mò đi theo, ngay khi bắt đầu được 2 buổi học miễn phí, Tư đã nghĩ ngay đến việc bỏ tiền ra để mua khóa học tiếng Trung với giá 350.000 đồng được đăng ký học khóa sơ cấp. Quá trình học, thấy họ dạy chữ tượng hình khá thú vị, bạn kia bỏ học, Tư cũng định bỏ, nhưng hình như Tư đã đam mê ngoại ngữ lúc nào không biết. Hết khóa, cô giáo hỏi: “Tư có học tiếp lên khóa nâng cao không? Cô thấy Tư có năng khiếu tiếng Trung đấy!”

Tự nhiên, Tư cảm thấy như có sự khích lệ, thừa nhận năng lực của mình nơi đây. Có thể, đó cũng là lúc Tư ý thức được việc học của mình và chuyên tâm vào học hơn. Tư học chuyên cần, chưa bao giờ bỏ học tiết nào vì những đồn tiền bỏ ra học tiếng Trung chính là từ sức lao động của Tư đi dạy thêm tiếng Anh mà có được.

Gia đình thầy Tư là một sự hoà hợp một cách hoàn hảo, dù khác ngôn ngữ, khác màu da, khác tôn giáo, khác văn hoá...
Gia đình thầy Tư là một sự hoà hợp một cách hoàn hảo, dù khác ngôn ngữ, khác màu da, khác tôn giáo, khác văn hoá...

Tự phát triển bản thân qua khối giải thưởng khổng lồ

Lần mò trên online, Tư gặp được Trương Lỗi (Người bạn Trung Quốc). Tư thuê nhà cho bạn ấy ở cùng, học tiếng Trung của bạn ấy. Hai đứa ngồi cạnh, nằm cạnh cũng phải dùng google dịch chat qua lại. Sau vài tháng bạn ấy lập nghiệp ở Việt Nam không thành công và về nước, cũng là lúc Tư và Trương Lỗi không phải chát qua google dịch khi ngồi cạnh nhau nữa. Tư luôn mong một ngày có cơ hội sang Trung Quốc du học để gặp lại người bạn tốt này.

Do nổ lực học tập và thành tích ưu tú, Tư được thầy giáo mình giới thiệu cho đăng ký học bổng toàn phần và may mắn đỗ Thạc sĩ sang ĐH Cát Lâm, Thường Xuân, Trung Quốc du học, tự phát triển bản thân. Cũng liền sau đó là học bổng toàn phần Khổng Tử hệ Tiến sĩ ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế (dành riêng cho các chuyên gia ngôn ngữ với giá trị học bổng hơn 1.5 tỷ đồng, riêng tiền trợ cấp hàng tháng ~35 triệu đồng). Và chính tại đó Thầy Tư từng  “ẵm" hơn 20 giải thưởng ở vị trí quán quân từ các cuộc thi danh tiếng trong thời gian học tập tại Trung Quốc. Tại đây, thầy Tư giữ vai trò Hội trưởng Hội lưu học sinh Việt Nam, ban chấp hành Hội lưu học sinh quốc tế tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Thầy liên tục có cơ hội để khẳng định mình và ngay khi còn trên ghế nhà trường đã được mời đảm nhận vị trí Giám đốc tại Công ty Con đường Hoa ngữ (ChineseRd Việt Nam).

Thầy Tư cùng vợ và con cùng tham gia phần thi múa và thư pháp chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 tại Bắc Kinh Trung Quốc
Thầy Tư cùng vợ và con cùng tham gia phần thi múa và thư pháp chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 tại Bắc Kinh Trung Quốc

Thế kỷ XXI thuộc về những người biết tận dụng ngôn ngữ mới, đặc biệt là tận dụng học tương tác trực tuyến

Học tập không phải là con đường duy nhất, nhưng nó lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Vì vậy, trên mỗi bài giảng, trong mỗi câu chuyện truyền cảm hứng, thầy Tư đều chia sẻ những điều từ đáy lòng. Chỉ có học mới là phương pháp tiết kiệm nhất dẫn tới thành công.

Thầy Tư được mọi người biết đến càng nhiều khi bắt đầu dạy tiếng Trung online miễn phí. Thầy thường chia sẻ với học viên phương pháp thành công nhất từ việc tự học và tận dụng online: “Nguồn kiến thức online rất phong phú và miễn phí rất nhiều, khi học nên note lại, lặp lại quá trình quên lại học. Trước bài học chuẩn bị thật kỹ, sau bài học làm bài tập đầy đủ. Những điều các Thầy nói không phải họ tự nghĩ ra đâu, chính là họ đang đọc sách thay mình, hãy trân trọng điều đó” – Tư chia sẻ.

Tại các buổi chia sẻ truyền cảm hứng cho học trò, nhiều người không tin tại sao học tới Tiến sĩ mà thầy Tư không đọc hết một cuốn sách bao giờ? Thực ra thầy Tư chia sẻ: “Biết thêm một ngôn ngữ là biết thêm một nền văn hoá, nhờ có ngoại ngữ tôi có cơ hội gặp hàng nghìn, hàng vạn người từ mọi miền thế giới. Mỗi người có thế giới riêng của mình và đều là một cuốn sách. Vậy nên khi tiếp xúc với họ tôi đều đang ‘đọc’ được rất nhiều kiến thức từ họ”

Trong bài biện luận về chủ đề thế giới thật to cũng thật nhỏ mà Thầy từng đạt giải quán quân Thầy chia sẻ rằng mình từng gặp các bạn ở các nước khác mà khi họ nói ra cái tên nước họ thầy cũng rất ngại vì chưa từng nghe đến tên nước đó bao giờ. Thầy thường trêu một số bạn: “Cậu đến từ cái nước gì sờ-tan ấy nhỉ”, mọi người đều cười hà hà. Trong quãng thời gian ở Trung Quốc, thầy bắt đầu biết đến bóng bàn nhờ một người bạn Hàn Quốc; một người bạn Mỹ thì lại cho thầy biết được văn hóa phương Tây cởi mở và thẳng thắn. Và một cô gái Ukraine mang lại hạnh phúc cho thầy. Thầy đã có một gia đình đầm ấm với cô con gái nhỏ Nguyễn Elizabeth mang hai dòng máu Việt Nam – Ukraine (cách Việt Nam 8.870km, đường bay cũng hơn 10 tiếng). Có người nói rằng: Gia đình thầy là một sự kết hợp hoàn hảo của những sự bất đồng, từ ngôn ngữ bất đồng, màu da khác nhau, tư tưởng khác nhau,văn hoá khác nhau và rất rất nhiều thứ khác nhau, hai người lại đến với nhau và rất hoà hợp. Sự kỳ diệu của ngoại ngữ chính là chiếc cầu nối thế giới lại với nhau. “Tôi tin rằng thế kỷ XXI cũng thuộc về những người biết tận dụng ngôn ngữ mới, đặc biệt là tận dụng học tương tác trực tuyến” – Thầy Tư chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ