Trút cơn giận lên con cái, thói quen gây nhiều tai hại

Trong đời sống vợ chồng, cãi vã là điều khó tránh khỏi. Cãi vã gây nên tức giận. Trút nỗi giận đó lên đầu con cái là thói quen xấu mà không ít cặp vợ chồng mắc phải.

Trút cơn giận lên con cái, thói quen gây nhiều tai hại

Khi vợ chồng xảy ra cãi vã, có người sẽ im lặng, tự chịu đựng một mình; có người bỏ đi tìm người thân, bạn bè để chia sẻ; có người trút giận lên người khác - và con cái thường là đối tượng phải hứng chịu.

Hành vi này của bạn sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu, thậm chí tạo nên những hệ lụy khôn lường cho con cái nhưng ít cha mẹ nào để ý thấy.

Công trình nghiên cứu của một nhóm nhà giáo dục đã kết luận: Những trẻ em thường chứng kiến các cuộc cãi vã xô xát của cha mẹ sẽ tỏ ra hạn chế về hành vi giao tiếp kể cả sau này khi đã trưởng thành.

Trút cơn giận lên con cái, thói quen gây nhiều tai hại ảnh 1

Cãi nhau trước mặt con là thừa nhận mình thiếu khả năng kiềm chế. Ảnh: IT

Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em sống trong các gia đình có bố mẹ thường xuyên xảy ra tranh cãi và ấu đả, khi lớn lên chúng cũng sẽ lặp lại những điều này.

Ngược lại, khi cha mẹ biết tranh luận nhã nhặn, lịch sự mà vẫn bảo vệ được quan điểm của mỗi người thì con trẻ cũng sẽ học được tính điềm đạm và sự bình bĩnh kềm chế cơn giận dữ của mình.

Cha mẹ cãi vã thường liên quan đến sự thất bại của trẻ sau này. Trẻ càng nhỏ (đặc biệt khi nhỏ hơn 8 tuổi) càng có mức liên quan cao.

Do bất đồng quan điểm, chị Nga và chồng cũ thường xuyên cãi vã nhau. Lúc đó chị nghĩ: con còn nhỏ chắc không biết gì. Nhưng thực tế thì ngược lại. Từ đứa trẻ lanh lợi, con chị dần dần ít nói ít cười, không muốn giao tiếp, sức học ngày càng sa sút.

Đỉnh điểm là cháu bỏ nhà đi bụi. Nhiều người vì chủ quan không quan tâm tới suy nghĩ con trẻ mà phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

Cãi nhau trước mặt con, cha mẹ đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ của mình trong trái tim non nớt ngây thơ của con. Các hành động hung tợn như đánh nhau, thậm chí đập phá đồ đạc trong lúc tức giận trước mặt con... vô tình khiến chúng cũng sẽ có cách ứng xử tương tự như vậy đối với mọi người xung quanh chúng.

Không ít gia đình, cha mẹ nóng giận chỉ trích lầm lỗi của nhau trước mặt con. Thậm chí họ còn đưa con ra làm bức bình phong trong câu chuyện của mình.

Hình ảnh cha mẹ giận dữ vung tay múa chân cùng những câu chửi rủa thô tục thậm tệ sẽ được con trẻ ghi nhận rất nhanh, có khi trở thành nỗi ám ảnh cả đời của chúng.

Lời nói, cách cư xử tệ hại của bố trước mặt con là rào cản khiến con không tự tin khi đối diện với bạn bè, ngại tiếp xúc, thậm chí trở nên bài xích hôn nhân.

Vợ chồng cãi vã là khó tránh được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của nó đối với con cái chúng ta. Dưới đây là một số gợi ý:

Trút cơn giận lên con cái, thói quen gây nhiều tai hại ảnh 2

Trút nỗi giận lên đầu con cái là thói quen xấu mà không ít cặp vợ chồng mắc phải khi cãi vã nhau. Ảnh: IT.

Khi một người bắt đầu tỏ ra hung hăng hoặc lớn tiếng, người còn lại hãy im lặng, đừng nói hay tranh cãi lại. Cơn giận của họ sẽ tự biến mất sau đó. Khi hai vợ chồng có mâu thuẫn, hãy tìm một nơi không có trẻ hoặc đến nơi khác để nói chuyện.

Vợ chồng cần cố gắng tìm nút gỡ, không nên tìm lý do để chì chiết nhau mãi. Không bao giờ dùng vũ lực trước mặt con trẻ. Vũ lực là hành vi không chấp nhận được về nhận thức xã hội, nó thể hiện sự yếu kém trong ngôn ngữ. Cũng như cãi nhau trước mặt con là thừa nhận mình thiếu khả năng kiềm chế.

Phải nêu gương cho con cái là lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng hay cãi vả. Khi bạn nổi giận và xảy ra một cuộc tranh cãi đó là lúc bạn rơi vào sự bực bội, thất vọng hoặc mâu thuẫn và không tìm ra lối thoát tại một thời điểm nào đó.

Kiềm chế cơn giận đối với nhiều người là không dễ dàng nhưng bạn nên dành thời gian để suy ngẫm lại, tìm giải pháp khắc phục đừng trút nỗi giận dữ lên đầu con cái mình cho hả dạ.

Theo thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ