Trường thuộc "tốp trên" nên lấy điểm cao hơn

Trường thuộc "tốp trên" nên lấy điểm cao hơn

(GD&TĐ) - Xây dựng phương án điểm sàn, cần thống nhất là điểm sàn tính chung cho cả nước chứ không tính riêng cho từng vùng được. TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp góp ý. Tuy nhiên,  với vùng ĐBSCL, nơi có phổ điểm thấp, các trường có thể cùng ngồi lại, khai thác thế mạnh của nhau.

Nên cộng điểm trung bình chung từng môn để tính

TS Nguyễn Văn Đệ
TS Nguyễn Văn Đệ

Từ trước điểm sàn được xét thống nhất theo từng khối. Vì vậy nên trong từng khối xác định điểm sàn có thể có sự chênh lệch giữa khối này khối khác chứ không nhất thiết phải hơn 0,5 điểm hay 1 điểm như trước đây đã làm. Có nghĩa là nên cộng điểm trung bình chung (phổ điểm) từng môn để tính điểm sàn…

Sau khi có điểm sàn chung thì việc xác định số lượng trúng tuyển vào từng trường là đáng quan tâm nhất. Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ cần phải đạt được.

Những trường thuộc “tốp trên” nên lấy điểm cao hơn điểm sàn, không nên lấy sát điểm sàn. Nên phân theo trường để xác định điểm trúng tuyển, đặc biệt những trường “tốp trên” lấy điểm sàn phải cao. Từ đây có thể tạo cơ hội cho những trường “tốp dưới” có khả năng tuyển sinh.

Nếu các trường tốp trên tuyển sinh điểm thấp thì trường tốp dưới sẽ rất khó có cơ hội tuyển sinh. Tuy nhiên, các trường tốp dưới vẫn phải tuyển sinh theo điểm sàn quy định.

Vùng ĐBSCL phổ điểm thấp, nhưng thp nữa sẽ ảnh hưởng chất lượng


Theo thống kê sơ bộ, điểm trung bình của năm 2012 chỉ có 10,7 điểm. Vấn đề đặt ra là phổ điểm của thí sinh ĐBSCL thấp hơn vùng khác, thấy được khó khăn đó, Chính phủ đã có chính sách ưu tiên.

Theo đó các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 1 năm.

Đây là chính sách hết sức kịp thời để các trường trong khu vực đẩy mạnh đào tạo, phát triển xứng tầm trong thời gian tới. Đã có chính sách như vậy thì không thể thêm ưu tiên gì hơn nữa. Thêm chế độ đặc thù nữa thì không nên vì điểm sàn phải đảm bảo có mặt bằng chung để tuyển thí sinh vào học ĐH, CĐ. Nếu điểm thấp quá SV vào học sẽ rất khó theo kịp, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 

Trao đổi bài sau giờ thi
Trao đổi bài sau giờ thi


Các trường trong vùng cần ngồi lại

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 39 trường ĐH, CĐ nhưng không sử dụng hết số chỉ tiêu có được trong mùa tuyển sinh năm 2012, có trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Năm 2013 nếu không có giải pháp nào thì viễn cảnh tương tự năm trước sẽ xảy ra.

Trên cơ sở có mức điểm sàn hợp lý, khoa học, giải pháp căn cơ trong thời gian tới là các trường phải ngồi lại với nhau để xác định xem trường nào mạnh cái gì và nên tuyển sinh số lượng bao nhiêu? Ví dụ như khối sư phạm Toán, trường ĐH Cần Thơ tuyển bao nhiêu, trường ĐH Đồng Tháp tuyển bao nhiêu? ĐH An Giang tuyển bao nhiêu?

Các trường ĐH, CĐ cần ngồi lại với nhau để thống nhất giải pháp. Trường nào mạnh bộ môn nào, mạnh ngành đào tạo nào sẽ ưu tiên tuyển sinh nhiều hơn và HS sẽ biết được để có sự lựa chọn đúng đắn. Còn cách làm hiện nay tất cả dường như tự phát, chưa có thống nhất nên ảnh hưởng rất lớn trong tuyển sinh và vấn đề việc làm SV sau khi ra trường…

Từ ngày 2/3, Báo Giáo dục & Thời đại (gdtd.vn) và Báo Dân trí (dantri.vn) mở diễn đàn “Hiến kế xây dựng phương án điểm sàn mùa tuyển sinh 2013”. Các phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên báo để trao đổi, tranh luận. Mọi ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về email: diemsan2013@gmail.com

                                                        TS Nguyễn Văn Đệ  

(Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ